Dù bị mỉa mai là không xứng đáng, nhưng đây chính là nguyên nhân để mọi người công nhận Bjergsen là MVP của Bắc Mỹ

Hoàng Hôn  - Theo Trí Thức Trẻ | 05/09/2017 09:05 PM

Liên Minh Huyền Thoại
01/08/2012 NCB: Riot Games NPH:

Hai ứng cử viên sáng giá nhất là Nicolaj “Jensen” Jensen và Søren “Bjergsen”Bjerg, người đi đường giữa của Cloud9 và Team SoloMid. Với sự ủng hộ của lượng người hâm mộ hùng hậu từ hai tổ chức lâu đời và nổi tiếng nhất nhì Bắc Mỹ thì sự tranh cãi giữa hai bên là không thể tránh khỏi.

Cuộc đua giành danh hiệu MVP – tuyển thủ xuất sắc nhất của giải LCS Bắc Mỹ mùa hè năm nay đã rất gay cấn ngay từ giai đoạn đầu mùa giải. Đồng thời nó cũng vượt xa những mùa giải trước đó về mức độ gây tranh cãi và sự cạnh tranh. Hai ứng cử viên sáng giá nhất là Nicolaj “Jensen” Jensen và Søren “Bjergsen” Bjerg, người đi đường giữa của Cloud9 và Team SoloMid. Với sự ủng hộ của lượng người hâm mộ hùng hậu từ hai tổ chức lâu đời và nổi tiếng nhất nhì Bắc Mỹ thì sự tranh cãi giữa hai bên là không thể tránh khỏi.

Khi đội hình siêu sao của mùa giải được công bố với sự xuất hiện Jensen ở đường giữa thì sóng gió bắt đầu nổi lên. Việc danh hiệu MVP còn chưa được công bố và Jesen cùng Bjergsen chỉ cách biệt nhau hai điểm thì có vẻ như danh hiệu MVP đã thuộc về người đi đường giữa của C9.

Tất cả những số liệu bầu chọn cho các danh hiệu của LCS Bắc Mỹ hiện giờ đều được công khai. Sau khi Bjergsen được trao tặng danh hiệu MVP vào rạng sáng thứ hai vừa rồi thì sự tranh cãi này đã tạo tiền đề cho việc thảo luận xem MVP thì cần phải thế nào?

Từ khi trang web số liệu Oracle’s Elixir ra đời, nó đã thống kê KDA, tỷ lệ tham gia các điểm hạ gục, chỉ số đi đường như bao nhiêu lính/phút, khác biệt lượng lính ở phút thứ 10 và cả lượng sát thương. Bjergsen đã đứng đầu hoặc nằm trong top đầu của bảng xếp hạng những người đi đường giữa 3 năm liền. Đây còn không bao gồm số liệu của giải mùa xuân 2014, mùa giải mà Bjergsen ra mắt. Khi đó, anh chàng này đều có chỉ số KDA vô cùng khủng khiếp sau mỗi tuần thi đấu, mặc dù TSM đã bị C9 đánh bại trong trận chung kết.

Từ khi đặt chân tới Bắc Mỹ, Bjergsen đã có vận mệnh là phải trở thành “trùm cuối”!

Điều gì sẽ xảy ra khi sự vượt trội trở thành điều tất nhiên thay vì một niềm vui?

Chúng ta đã quen với sự xuất chúng của Bjergsen từ lâu rồi. Có ty tỷ lý do để giải thích cho việc này, đồng thời cậu ấy cũng chỉ càng ngày càng tiến bộ hơn. Khi TSM gặp vấn đề, Bjergsen luôn ở đó với vai trò là trụ cột cuối cùng. Khi họ thay đổi để phù hợp với meta thì Bjergsen luôn có thể thành thạo mọi tướng cần thiết. Khi Bjergsen phải đẩy cao để giúp người đi rừng trong lúc TSM điều chỉnh để thích nghi với chiến thuật mới, cậu ấy hoàn thành nhiệm vụ một cách nhẹ nhàng.

Kể cả lúc mà TSM mắc nhiều sai lầm, Bjergsen sẽ giữ đội tuyển ở lại vị trí để giành vé play-offs. Đến khi đánh Play-offs thì cả đội cũng đã thích nghi kịp để vào chung kết. Ảnh hưởng của cậu ấy là vô tiền khoáng hậu và mang tính lịch sử. Với tư cách là một tuyển thủ, Bjergsen dường như chỉ càng ngày càng tiến bộ. Từ một người đi đường giữa mạnh mẽ trở thành một cái đích mà tất cả mọi người đều hướng tới. Khi ai đó gần đạt được đến trình độ của Bjergsen thì cậu ta lại tiếp tục nâng nó cao hơn nữa, khiến cho việc bắt kịp cậu ta càng trở nên khó khăn hơn.

Tất nhiên, nó cũng tạo ra sự khác biệt giữa cách người ta đánh giá Bjergsen và cách họ đánh giá các tuyển thủ khác. Bjergsen thường được đánh giá với tiêu chuẩn cao hơn so với thành tích của cậu ấy trong khi các tuyển thủ khác lại được đánh giá với tiêu chuẩn riêng.

Điều này thì liên quan gì tới cuộc đua giành danh hiệu MVP?

Kể cả với số liệu đáng ngạc nhiên của Jensen và phong độ của cậu ta trong cả mùa giải. Thì vẫn không tránh được việc bị đem ra so sánh với nhà vua đang thống trị với ngai vàng là Bjergsen. Cậu ta và tất cả những người đi đường giữa khác của LCS Bắc Mỹ, nói rộng hơn nữa là tất cả những tuyển thủ đang trong cuộc đua giành danh hiệu MVP đều sẽ bị đẩy vào hoàn cảnh đó. Trừ khi kỹ năng của Bjergsen bị mai một tới mức không thể chịu nổi hoặc cậu ta giải nghệ.

Giống như mọi tuyển thủ đi đường giữa của Hàn bị đem ra so sánh với Lee “Faker” Sang-hyeok vậy. Mọi tuyển thủ đi đường giũa cho dù là ngoại binh hay bản xứ của giải LCS Bắc Mỹ đều bị đem ra so sánh với Bjergsen. Và hầu như lần nào kết quả cũng là họ kém hơn. Đây không phải mùa giải mà Bjergsen thi đấu tốt nhất và không phải lúc nào TSM cũng là đội giỏi nhất. Theo đúng như truyền thống của đội tuyển thì họ đã gặp rắc rối khi phải thích nghi với các phiên bản mới, sau đó lại tiếp tục gặp lỗi giao tiếp khi mà Dennis “Svenskeren” Johnsen muốn tạo áp lực từ rừng. Việc giúp Yiliang “Doublelift” Peng “tái hòa nhập với cả đội cũng không phải lúc nào cũng suôn sẻ.

Phong độ thi đấu của TSM không phải lúc nào cũng cao nhưng họ vẫn giành vị trí đầu bảng sau vòng loại và vào thẳng bán kết. Sau tất cả, nỗ lực của Bjergsen vẫn đóng vai trò rất lớn trong chiến thắng của TSM. Ngược lại, Jensen là một tuyển thủ có chỉ số rất tốt. Cậu ta kết thúc mùa giải với KDA cao nhất, 8.7. Trong khi Bjergsen chỉ đứng thứ hai với 6.8, đồng thời cũng có chỉ số khi đi đường hơn hẳn Bjergsen. Hơn nữa, cậu ta cũng là người lên bảng đếm số ít nhất. Nhưng đó đều chỉ là những chỉ số cá nhân.

Đôi khi Jensen cũng bị cộng đồng “ném đá” chả vì lý do gì cả ngoài việc cậu ta có liên quan tới Bjergsen – một lý do cực kỳ vớ vẩn. Khi cậu ta có kết quả tốt thì cùng với C9, cả hai đều bị chỉ trích rằng đội tuyển quá phụ thuộc vào mình. Lúc mà Jensen sống trong giao tranh thì lại bị gán cho cái biệt danh “tuyển thủ giữ mạng”. Rồi lúc C9 không dành những “ưu ái” cho vị trí của Jensen nữa thì cậu ấy lại bị chỉ trích vì không gánh được đội.

Thực tế thì việc nhìn Jensen tiến bộ và trưởng thành xuyên suốt mùa giải này khiến những người hâm mộ khá vui. Giờ thì cậu ấy đã giúp đỡ Juan “Contractz” Arturo Garcia, trợ giúp người đi rừng trong giai đoạn đầu và cho phép việc cướp rừng có hiệu quả hơn. Cậu ấy biết lúc nào thì nên đẩy, nên di chuyển hỗ trợ và sự ăn ý của Jensen với đồng đội trong mùa giải này phải nói là đỉnh cao trong sự nghiệp.

Không may cho Jensen, mọi thứ cậu ta học được và tiến bộ trong giải mùa hè năm nay thì Bjergsen đều làm tốt hơn. Mùa trước Noh “Arrow” Dong-hyeon được chọn làm MVP, Phoenix1 sẽ không thể nào thành công tới thế nếu mà không có Arrow – Người đã gánh cả đội tuyển trong giai đoạn giải mùa xuân. Trong một mùa giải mà đội tuyển bị ảnh hưởng vởi việc thay đổi đội hình đồng thời không thống nhất được về vị trí đi rừng thì Arrow đã đưa cả đội cán đích với Jhin, Ashe, Ezreal và Varus.

Không xạ thủ nào trong mùa xuân so được phong độ với cậu ấy. Nếu P1 sử dụng bất kỳ xạ thủ nào khác thì họ sẽ không bao giờ đạt được hạng ba.

Việc dùng bài test WAR(Wins Above Replacement) vào Liên Minh Huyền Thoại là bất khả thi vì có quá nhiều biến số trong một phương trình. Do đó Bjergsen có được danh hiệu MVP là hoàn toàn xứng đáng. TSM sẽ không bao giờ đạt được nhiều thành công đến thế nếu họ thay Bjergsen bằng bất kỳ tuyển thủ đường giữa nào khác trong khu vực. C9 chỉ có thể thay Jensen bằng một tuyển thủ duy nhất để có thể đạt được thành công tương tự hoặc hơn TSM. Người đó là Bjergsen.