Và Icefrog đã làm điều đó ngay lập tức. Với việc giảm 1 chút tác dụng của Shackleshot, Winrate của cô nàng này đã giảm rõ rệt xuống 44% ở mức Very High Skill. Và giờ đây chúng ta lại đặt ra câu hỏi, liệu Windranger có cần 1 bản buff? Sự thể ra sao, chúng ta hãy cũng tìm hiểu trong bài viết này.
Mọi khả năng của Windranger, luôn có một Hero có thể làm tốt hơn
Windranger là một core hero với khả năng tự xoay sở khá tốt ở giai đoạn đầu và mid game. Tuy nhiên điểm yếu của vị tướng này là việc Shackleshot phải phụ thuộc vào vị trí tốt (hầu hết là nhờ vào Blink Dagger) và đây là một hero khá mỏng manh.
Trước đó người ta hay so sánh Windranger với Mirana. Cả hai đều là những hero giấy với những skill sử dụng không khéo sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn. Tuy nhiên Mirana với kỹ năng Arrow khá mạnh tỏ ra vượt trội hơn hẳn Shackleshot ở những level đầu. Moonlight Shadow cũng như vậy, cực kì hữu dụng cho team ở bất kì giai đoạn nào. Với việc cập nhập thêm Aghanim’s Scepter, Mirana có thể farm tương đối ổn định để có đủ khả năng vào giai đoạn late game.
Windranger cũng tương tự, hero này cũng có khả năng cung cấp những thứ mà team thực sự cần. Lượng damage Physical đến từ ultimate là khá ổn và độc đáo, tuy nhiên lại cần lượng đồ cần thiết để phát huy sức mạnh tối đa. Thông thường sẽ là Blink Dagger và Aghanim’s Scepter để có thể sử dụng hoàn hảo 1 combo cơ bản và bằng chứng là nó đã tỏ ra rất hữu dụng trong 1 thời gian dài.
Nhưng với sự xuất hiện của Talent Tree, các hero có thể trở nên khỏe hơn với những Talent cộng giáp, cộng máu. Điều đó khiến cho Windranger gặp trở ngại lớn do không có đủ lượng damage cần thiết để hạ gục đối phương ở giai đoạn midgame này.
Trên đây là bảng Talent Tree của Windranger. Talent Tree đã ảnh hưởng đến lối chơi, cách build đồ của các hero khi được ra mắt. Tuy nhiên trường hợp của Windranger lại không thực sự nổi bật ngay từ cái nhin đầu tiên.
Tại level 10 chúng ra sẽ được chọn lựa giữa 15 damage và 4 mana regen. 15 damage là lượng damage cộng từ Talent thấp nhất và 4 mana regen là một trong những lượng mana từ talent lớn nhất. Tuy nhiên cả 2 lựa chọn trên đều không thực sự phù hợp với lối build item thông thường của Windranger. Với việc lựa chọn làm vị trí Core, 15 damage sẽ hữu dụng hơn cho game đấu.
Tại level 20 là lựa chọn khá thú vị giữa +12% Magic Resistance và +12% Spell Amplification. 1 core hero như Winranger sẽ khó có thể tận dụng được tối đa tác dụng của lượng Spell Amplification cộng thêm ở level 20, nhất là với lối build thông thường. Và một Support hay semi- core Windranger có thể lựa chọn kháng phép để tăng khả năng sống sót. Chung quy lại đây là một lựa chọn không thực sự mang lại nhiều khác biệt nhất là ở giai đoạn này.
Talent của Windranger khá là yếu kém và vô nghĩa khi so sánh với Talent Tree của những hero khác. Ví dụ như Ember Spirit hay Queen of Pain. Cả 2 hero trên đều có thêm lượng damage vào giai đoạn đầu game, và Puck cũng có thể lượng chọn giữa khả năng kháng phép hoặc tăng damage phép tại level 20, nhưng bản thân Puck đã có đến 3 Skill gây damage phép. Vậy nếu lối build hiện tại không còn phù hợp với Talent Tree, những lối build nào sẽ có khả năng thay thế?
+4 mana regen, + 16 intelligence, + 12% spell amplification và -5s Powershot cooldown
Những lựa chọn trên dẫn đến 1 lối chơi Windranger chưa từng có trước đây
Thông thường Windranger vẫn có thể lựa chọn Force Staff và Mekansm để trở nên cứng cáp hơn. Không may cho cô, với việc sử dụng Windranger làm core hero không còn được ưa chuộng mà thay vào đó là các hero có khả năng Tank hơn rất nhiều ở vị trí đó nhằm đảm bảo được tác dụng của những item trước những cuộc tấn công chóng vánh đến từ đối phương.
Một lựa chọn khác cho Windranger như Veil of Discord cũng tương tự như lối chơi của Ember Spirit, đặc biêt với việc Null Talisman được mua làm item đầu tiên và lượng Stat đem lại từ item này là rất tốt.
Tưởng rằng lối build trên là rất tốt nhưng thực tế, tại level 20 với lựa chọn Spell Amplification và Veil of Discord, Powershot cũng chỉ gây ra tầm 450 damage (đã trừ đi lượng kháng phép). Trong khi, Ember Spirit có thể gây ra gấp đôi tại level 10.
Với lượng damage phép và cả damage Physical không được nhiều và đảm bảo ở giai đoạn midgame khiến Windranger trở nên khá vô dụng khi so sánh với những Core hero khác. Khả năng Farm có thể trở nên dễ dàng hơn nhưng trong hầu hết các trường hợp, Windranger vẫn cần một vài item quan trọng để có khả năng săn đuổi đối phương.
Dù build item theo lối nào, Talent Tree của Windranger đều không hỗ trợ gì nhiều và dẫn đến Pickrate chỉ còn 11%.
Những thay đổi cả về skill lẫn meta đã khiến khiến Windranger trở thành 1 Pub stomper ở cuối phiên bản 6.85. Icefrog đã bắt đầu chú ý đến cô nàng này bằng việc chỉnh sửa cooldown ở Windrun và Talen Tree ở bản 7.01. Tuy nhiên Windranger vẫn còn tương đối yếu kém ở giai đoạn late game, khi mà chúng ta cần hơn một core hero có khả năng deal damage ổn định và xoay sở được cho riêng mình. Việc tạo ra lối build item mới liệu có thể đem lại sức sống cho Windranger? Chỉ thời gian mới có câu trả lời.