- Theo Trí Thức Trẻ | 06/09/2016 11:49 AM
Công cuộc update tràn lan này không những gây ra nhiều thú vị mà đôi khi còn khiến cộng đồng DOTA 2 có một chút bối rối khi giờ đây họ luôn phải theo dõi và để tâm tới sự hữu dụng từ Aghanim’s Scepter mang lại cho hero của mình.
Với một số hero, món đồ trên gần như là trấn phái bắt buộc, nhưng ngược lại, đôi khi Aghanim’s Scepter chỉ như món đồ trang điểm tô vẽ, khi mang lại rất ít tác dụng thật sự cho nhiều vị tướng, thậm chí còn là lãng phí nếu bỏ ra 4200 gold cho món đồ này trong trận đấu. Và bản danh sách sau đây sẽ góp phần không nhỏ giúp các game thủ dễ dàng hơn trong việc phân lớp tác dụng mà Aghanim’s Scepter mang lại cho các vị tướng trong DOTA 2.
Lớp 1: Khó có thể thiếu Aghanim’s Scepter
Hero: Invoker, Keeper of the Light, Meepo, Mirana, Night Stalker, Pudge, Tiny, Windranger
Với những Windranger, Invoker, Meepo hay Mirana trong phiên bản này, Aghanim’s Scepter đã trở thành một item không thể thiếu, và sẽ là không cần thiết để nói thêm về chúng.
Hầu hết những ích lợi mà Aghanim’s Scepter mang lại cho các hero kể trên đều là những buff tối quan trọng đến mức không cần phải bàn cãi quá nhiều. Night Stalker cũng như Keeper of the Light sẽ được cung cấp một lượng sight gần như là vô tận.
Một vị tướng phủ sóng vào ban ngày, trong khi kẻ còn lại không khác gì ngọn hải đăng trong đêm tối. Và nên nhớ rằng, tầm nhìn trong DOTA 2 luôn được coi là một trong những yếu tố tối quan trọng có thể thay đổi và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của một trận đấu.
Với Pudge có đôi chút khác biệt, khi Aghanim’s Scepter không phải là lựa chọn quá bắt buộc. Thế nhưng khi mà cooldown của Dismember giảm tới 2/3, cùng hiệu ứng hút máu khi có item này cũng xứng đáng là một lựa chọn đáng để suy nghĩ. Chưa kể, đây là vị tướng luôn luôn hot nhất mọi thời đại, và khá nhiều game thủ sẽ lựa chọn Aghanim’s Scepter khi không còn bất kỳ item nào hữu dụng hơn.
Tiny cũng tương tự như vậy, khi Aghanim’s Scepter mang lại khả năng đánh lan, cộng hưởng với lượng damage tay đã nổi tiếng bá đạo sẵn chắc chắn sẽ khiến Tiny thêm phần quái vật. Thế nhưng, nếu lựa chọn một Tiny theo xu hướng combo gank, gậy xanh sẽ không thật sự cần thiết.
Lớp 2: Aghanim’s Scepter là cần thiết
Hero: Ancient Apparition, Batrider, Chen, Clockwerk, Disruptor, Drow Ranger, Enchantress, Lina, Necrophos, Nyx Assassin, Pugna, Sand King, Rubick, Shadow Demon, Shadow Shaman, Timbersaw, Tinker, Treant Protector, Ursa, Venomancer, Visage, Witch Doctor
Batrieder có lẽ là hero vui mừng nhất trong danh sách này khi có buff từ Aghanim’s Scepter. Một hero vốn dĩ bị counter rất mạnh bởi Linken’s Sphere trước đây, nay hoàn toàn có thể counter ngược lại đối thủ bằng cách sử dụng ultimate lên những unit không có buff từ Linken, qua đó kéo lan sang mục tiêu cần thiết. Necrophos – gã đao phủ của DOTA 2 cũng có thể coi Aghanim’s Scepter là item thiết yếu, khi hiệu ứng bug màu thêm 30 giây và không thể buy back thật sự quá khó chịu.
Drow Ranger với buff từ gậy xanh lại hơi phức tạp một chút. Về cơ bản, hero này khi có Aghanim’s Scepter sẽ vận hành không khác gì một con Medusa, và nếu có thêm Mjollnir như cách mà các gosu vẫn hay sử dụng thì sẽ cực kỳ khó để push vào trụ với một con Drow Ranger chuyên def và clear lính chỉ qua vài phát bắn.
Lớp 3: Nên có Aghanim’s Scepter trong một số trường hợp
Hero: Abaddon, Centaur Warrunne, Dark Seer, Dazzle, Doom, Earth Spirit, Elder Titan, Faceless Void, Jakiro, Legion Commander, Naga Siren, Nature's Prophet, Ogre Magi, Omniknight, Oracle, Puck, Queen of Pain, Razor, Shadow Fiend, Skywrath Mage, Storm Spirit, Techies, Undying, Vengeful Spirit, Viper, Weaver
Ultimate với buff gậy xanh từ Centaur và Abaddon gần như có cùng một tác dụng, giảm thiểu thiệt hại mà đối thủ có thể gây ra. Nhưng trong những trận đấu mà đối thủ không có quá nhiều nuke damage, tác dụng này có thể hơi thừa thãi và không thật sự cần thiết.
Tương tự như vậy là Aghanim’s Scepter cho LC, khi mà rõ ràng những tình huống Duel 1-1 luôn là sở trường của Legion Commander, nhưng Duel đến chết chưa chắc đã phải là giải pháp hay, khi nếu chọn sai mục tiêu và thời điểm, LC hoàn toàn mất kiểm soát và có thể tặng không cho đối thủ lượng damage cần thiết.
Storm Spirit gây ra rất nhiều tranh cãi với loại buff này, nhưng có thể nói nó cũng khá hữu dụng, đặc biệt là trong những trường hợp muốn counter các đối thủ có buff Linken’s Sphere, tương tự như với cơ chế của Batrider.
Lớp 4: Có cũng được mà không có cũng chẳng sao
Hero: Enigma, Kunkka, Lone Druid, Luna, Morphling, Outworld Devourer, Silencer, Spirit Breaker, Tidehunter, Tusk, Winter Wyvern, Wraith King, Zeus
Hầu hết những hero trong danh sách này đều không được hưởng lợi quá nhiều tác dụng từ Aghanim’s Scepter, trừ Silencer hay OD. Gậy xanh cho Engima có thể cung cấp thêm lượng damage tương đối lớn cho Black Hole, nhưng điều đó cũng không thật sự ổn, khi chưa chắc hero này đã có khả năng sử dụng Black Hole trong quãng thời gian tối đa để hưởng lợi từ lượng damage.
Luna vs Morphling thì có vẻ mạnh mẽ hơn với Aghanim’s Scepter, nhưng rõ ràng với vai trò thường trực là một hard carry , hai vị tướng này nên có những item để nâng cao chỉ số, lượng damage của bản thân hơn là lên một món đồ đầy rủi ro và đắt tiền như vậy, trừ khi bạn muốn chơi Luna theo hướng sát thủ với Dagon.
Lớp 5: Chỉ lên khi được tặng quà từ Alchemist
Hero: Alchemist, Gyrocopter, Sven, Lifestealer
Không có quá nhiều điều để nói về danh sách này, hãy chỉ lên Aghanim’s Scepter khi mà Alchemist đã quá giàu và buff cho bạn. Một ít stats và những hiệu ứng phụ ít ỏi từ item này là không đáng để tự bỏ ra 4200 gold nâng cấp.