DOTA 2: Radiance và Battle Fury, khi nào nên lên và dùng như thế nào mới thực sự hiệu quả?

zhimzhim  - Theo Trí Thức Trẻ | 23/11/2016 01:05 PM

Bài viết này sẽ mang lại một cái nhìn toàn cảnh về hai item DOTA 2, Radiance và Battle Fury – những món đồ được dành riêng cho các hard carry để giúp họ cải thiện cũng như nâng cao hiệu quả nhất tốc độ farm của mình.

Trong hầu hết các trận đấu DOTA 2, hard carry thường được coi là vị trí bắt buộc phải sở hữu lượng networth lớn nhất, và cũng là người cần farm nhiều cũng như hiệu quả nhất. Đó sẽ là tiền đề để những người chơi vị trí này gánh team tới chiến thắng, đúng với vai trò hard carry của họ.

Bài viết này sẽ mang lại một cái nhìn toàn cảnh về hai item, Radiance và Battle Fury – những món đồ được dành riêng cho các hard carry để giúp họ cải thiện cũng như nâng cao hiệu quả nhất tốc độ farm của mình. Qua đó người chơi sẽ có sự lựa chọn riêng sau khi hiểu được những lợi ích và hạn chế của từng món đồ.

Nếu nhìn nhận theo cách đơn giản, cả Radiance lẫn Battle Fury đều là những item giúp các hard carry tăng thêm lượng sát thương tới những đơn vị quái xung quanh, qua đó nâng cao tốc độ farm cho chúng. Thế nhưng nếu đi sâu vào phân tích, có thể thấy Battle Fury và Radiance có rất nhiều sự khác biệt đáng kể.

Trong khi Radiance mang lại khả năng đốt máu đối thủ xung quanh khu vực 700 radius cũng như 17% khả năng đánh miss từ đối thủ giống như Evasion thì Battle Fury hoạt động theo cơ chế đơn giản hơn, khi nó chỉ mang lại thêm 35% damage cho những mục tiêu lân cận trong phạm vi 290 radius. Và đặc biệt hơn khi hiệu ứng này chỉ có tác dụng với những hero cận chiến.

Tuy vậy, Battle Fury với việc được hợp lên từ Perservance sẽ mang lại khả năng regen cực tốt cả máu và mana cho hero được trang bị, thay vì né tránh như Radiance. Nếu xét về mặt chỉ số, Radiance mang lại lượng bonus 65 damage, trong khi Battle Fury lép vế hơn đôi chút với 55 damage, nhưng lại có khả năng cắt cây cũng như tăng thêm 60% sát thương cộng thêm khi tấn công những mục tiêu không phải hero nhờ việc được hợp thành từ Quelling Blade.

Mặc dù đều là những item để cải thiện tốc độ farm của các hard carry, nhưng không phải bất kỳ trường hợp cũng như bất kỳ vị tướng nào cũng có thể lên được những item kể trên. Hãy bắt đầu từ Radiance. Nhắc đến item này chắc hẳn người chơi đều nghĩ ngay đến những vị tướng như Naga Siren, Alchemist, Spectre – những hero mà gần như không thể sống thiếu Radiance. Theo lối suy nghĩ đơn giản, Alchemist cần Radiance để tối ưu hóa lợi thế farm mà Goblin Greed có thể mang lại cho hắn, trong khi với những hard carry như Naga Siren hay Spectre thì việc có Radiance sớm sẽ cải thiện đáng kể sức mạnh cũng như tiết kiệm thời gian farm tương đối cho những vị tướng kể trên.

Thế nhưng, nếu để ý kỹ một chút, những hero kể trên đều có một điểm chung, đó chính là có khả năng tạo ra illusion, hay còn được gọi là phân thân. Naga Siren thì khỏi nói, khi hắn có thể tối ưu hóa lượng farm nếu có Radiance ở khắp nơi trên bản đồ. Trong khi Manta Style chắc chắn luôn là những item bắt buộc dành cho Alchemist và Spectre trong mọi trận đấu. Với việc các illusion cũng nhận được hiệu ứng từ Radiance, khả năng đẩy đường cũng như farm tại mọi vị trí trên bản đồ của các carry kể trên được nâng cao đáng kể.

Một ngoại lệ có lẽ là Lone Druid, kẻ không có bất kỳ kỹ năng tạo bóng nào nhưng lại có khả năng triệu hồi một thứ còn lợi hại hơn cả illusion, đó là Spirit Bear. Với khả năng tanker cực tốt, cộng thêm Radiance, Spirit Bear có thể đẩy đường mà thậm chí không cần tấn công đối thủ. Thêm một lợi ích nữa đó là khả năng gây damage trên diện rộng giúp cho những vị tướng như Alchemist hay Naga Siren sẽ có lượng tank đáng kể nếu lên Octarine Core.

Battle Fury lại hoạt động theo một cơ chế hoàn toàn khác biệt. Nếu như mục đích của Radiance thường hướng tới việc đẩy lane thì Battle Fury được coi là item hữu hiệu dành cho các vị tướng muốn farm rừng một cách nhanh và sớm. Đó cũng là lý do mà những Anti Mage hay Juggernaut luôn muốn hoàn thiện item này sớm để có thể hướng tới nguồn tài nguyên trong những mảnh rừng màu mỡ, nhường lại lane cho các support. Chưa kể, Battle Fury cũng có thể được coi là item hữu hiệu để counter lại một vài kỹ năng đặc biệt, điển hình như skill “trồng cần” của Treant cũng như trói cây với Sprout của Nature Prophet.


undefined

undefined

Theo thống kê, Battle Fury vẫn là một mặt hàng khá được ưa chuộng, và hơn rất nhiều so với Radiance. Trong tháng 10, Battle Fury được lên 24.767.009 lần, trong khi con số của Radiance khiêm tốn hơn rất nhiều, chỉ với 9.788.480, tức là kém hơn 2 lần.

Một nhược điểm chung của cả Radiance và Battle Fury chính từ việc những item này không thật sự hữu ích trong combat, và tốn tương đối nhiều thời gian để lên. Đó sẽ là thời điểm mà các carry trở nên yếu ớt nhất trong game đấu, khi bạn phải tiết kiệm gold cho các item mảnh ghép. Nếu xét về yếu tố này thì rõ ràng Radiance yếu thế hơn hẳn so với Battle Fury, khi không dễ gì để bạn có thể tiết kiệm số tiền lên tới 3800 gold một cách sớm nhất có thể.