- Theo Trí Thức Trẻ | 08/12/2016 03:13 PM
Trong các trận đấu DOTA 2, mỗi vị tướng thường xuyên đảm nhận một vai trò riêng biệt dựa theo bộ kỹ năng của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng cũng có thể lên những Item cần thiết để tối ưu hóa sức mạnh của bản thân. Và đặc biệt, trong mỗi đội hình gần như bắt buộc luôn phải có một vị trí Initiator, hay còn được biết như vai trò mở combat.
Mặc dù có vô vàn cách để chiến thắng một trận đấu DOTA 2, thế nhưng không thể phủ nhận rằng các combat vẫn luôn là những mấu chốt mở ra chiến thắng cho các đội tuyển. Không phải vị tướng nào cũng sinh ra để mở combat, thế nhưng luôn có những Item được tạo ra chỉ để dành riêng cho vai trò này.
Ít nhất mỗi team nên có một Initiator trong đội hình, hoặc nhiều hơn nếu có thể để tránh những trường hợp core hero của bạn bị focus trước khi kịp có bất kỳ động thái gì. Chính xác hơn, vị trí mở combat thường được giao cho những vị tướng dạng như Tidehunter hoặc Engima, với những ultimate hạng nặng như Ravage hay Black Hole.
Điểm chung của những kỹ năng này đều dựa theo khả năng vô hiệu hóa các hero của đối phương trong một khoảng thời gian đủ lâu để tạo đủ không gian cũng như thời gian cho đồng đội có thể phát huy tối đa sức mạnh của mình. Và đó cũng là tiền đề cho sự thành công của một combat.
Ngoài ra, những vị tướng có khả năng bắt lẻ hoặc focus vào key hero như Batrider cũng có thể trở thành những hero mở combat hữu hiệu. Nhìn chung, Initiator là vị trí sẽ tìm mọi cách để mang lại những lợi thế cho bạn ở thời điểm bắt đầu combat.
Hầu hết các Initiator đều có một yêu cầu bắt buộc, đó là phải tiếp cận đội hình hero địch một cách bất ngờ và nhanh nhất ngay khi có cơ hội. Và để bù đắp vào sự thiếu hụt của bộ kỹ năng, những item cần thiết được Valve cho ra mắt. Nếu xét về sự bất ngờ trong cách tiếp cận đội hình đối thủ trong DOTA 2, chỉ có hai khả năng chính. Một là tàng hình tiếp cận, hoặc đơn giản là teleport một cách bất ngờ. Đó cũng là lý do mà những Blink Dagger hay Shadow Blade hoặc phần nào là Force Staft trở thành một trong những Item không thể thiếu cho hầu hết vị trí mở combat.
Blink Dagger
Blink Dagger có thể coi là cách tiếp cận trực diện nhất cho các vị tướng chuyên mở combat, khi nó giúp bạn dịch chuyển khoảng cách lên tới 1200 range ngay lập tức và có thể sử dụng liên tục sau mỗi 12 giây mà không tiêu hao bất cứ đơn vị mana nào.
Nghe qua thì có vẻ hoàn hảo, thế nhưng nhược điểm lớn nhất của Blink Dagger chính là việc item này mất 3 giây cooldown nếu các hero sở hữu chúng dính phải sát thương nên đôi khi sẽ hơi khó khăn nếu bạn phải đối đầu với những hero như Spectre hay Vernomancer với khả năng cắm Plague Ward từ xa.
Tuy nhiên, Blink Dagger vẫn có thể được coi là một trong những item cơ động bậc nhất, cho cả những tình huống mở combat cũng như đào tẩu. Rất nhiều offlaner có xu hướng lên Blink Dagger, khi mà chúng thường sở hữu những kỹ năng disable AOE hoặc bắt lẻ một mục tiêu như Axe, Tidehunter, Enigma hay Batrider.
Một số mid hero như Invoker, Puck cũng thường xuyên lên Blink Dagger để tăng sự cơ động, cũng như dễ bề trốn thoát như trong trường hợp của Puck. Juggernaut hay Sven cũng là những hard carry cực kỳ ưa chuộng item này nhằm cải thiện khả năng áp sát team địch. Chưa kể, nếu so sánh với những item khác như Shadow Blade hay Force Staft, Blink Dagger cũng có giá thành rẻ hơn và sự cơ động bất ngờ hơn hẳn.
Shadow Blade
Item này có vẻ đắt đỏ hơn Blink Dagger, nhưng lại mang đến những chỉ số và hiệu ứng tốt hơn hẳn so với “kiếm tốc biến”. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của item này chính là việc có thể dễ dàng bị counter bởi Dust, Sentry hay thậm chí là Gem of Truesight. Tuy nhiên, đa phần item này vẫn sẽ trở nên phù hợp đối với các vị tướng cần gây thêm sát thương và có xu hướng thiên về vai trò hard carry như Slark, Legion Commander hay thậm chí là Tiny. Khi không những giúp cải thiện khả năng áp sát bất ngờ, Shadow Blade còn tăng thêm một lượng damage bonus nhỏ cũng như attack speed cho các hero.