- Theo Trí Thức Trẻ | 20/05/2016 03:33 PM
Dù cho những thay đổi về meta game cũng như những chỉnh sửa từ Valve, vị trí offlane luôn có những cái tên mới mẻ và đầy tiềm năng trong từng giai đoạn, thế nhưng Beastmaster vẫn luôn giữ được ngôi vị khá vững chãi của mình. Tất nhiên, mọi thứ đều phải có lý do, và không phải ngẫu nhiên mà đây luôn là hero DOTA 2 được ưa chuộng trong mọi thời đại.
Đánh giá một cách tổng quát, Beastmaster hội tụ đầy đủ mọi yếu tố của một offlane hàng đầu. Có khả năng scout map, mang lại một khoảng sight lớn cho đồng đội nhờ Call of the Wild nhờ vào, trong khi Inner Beast hỗ trợ lượng tốc độ đánh tương đối ổn cho các đồng minh bên cạnh. Scout Hawk, với ưu điểm về tầm nhìn mang lại sẽ là một trong những điểm mấu chốt và gia tăng lợi thế của đồng đội, khi mà rõ ràng, tầm nhìn là một trong những yếu tố tối quan trọng không thể phủ nhận của DOTA 2.
Nhưng kỹ năng mà phần đông cộng đồng DOTA 2 quan tâm nhất ở hero này chính là Roar, ultimate của Beastmaster, khi đây là kỹ năng có thể làm choáng trong một khoảng thời gian khá lâu, và trên hết là xuyên BKB. Thế nên, ở mọi thời điểm của trận đấu, Roar luôn là một trong những skill tối quan trọng của hero này.
Kể từ giải đấu The Shanghai Major, khi mà những người chơi như Universe, Misery hay Mind_Control có những màn thể hiện Beastmaster quá xuất sắc, vị tướng này đã nhận được nhiều sự chú ý và quan tâm hơn từ phía các chuyên gia cũng như các đội tuyển.
Đặc biệt, càng vào sâu trong giai đoạn quyết định, tần suất mà Beastmaster được sử dụng càng tăng, chỉ riêng chi tiết ấy cũng đủ nói lên tầm ảnh hưởng và thích ứng với các chiến thuật khác nhau từ nhiều đội tuyển của hero này. Nếu cần những con số thống kê, Beastmaster xuất hiện tới 60% các trận đấu tại The Shanghai Major, kể cả khi được ban lẫn pick. Con số này ở Starladder i-league lên tới 92%, 79% ở ESL Manila và vẫn giữ ở mức 83% tại vòng loại Manila Major.
Thậm chí ngay cả ở những trận rank và pub, theo thống kê, từ mức rank 3k trở lên, tỷ lệ xuất hiện của Beastmaster gần như đã tăng lên gấp đôi, cùng lúc tỷ lệ win rate của hero này cũng có sự tăng tiến nhất định. Công thức leo rank giờ đây trở nên vô cùng đơn giản hơn nữa, khi cứ spam Beastmaster và thi đấu tốt, MMR của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Chủ yếu được sử dụng cũng như thành công nhất ở vị trí offlane, thỉnh thoảng Beastmaster cũng được mang ra mid, hoặc thi đấu ở vị trí safe lane. Không lựa chọn nào kể trên thật sự phát huy được tối đa năng lực của Beastmaster, khi có thể coi đây là hero không quá quan trọng việc farm ở đầu game. Nhiệm vụ của Beastmaster chỉ là cố gắng đạt level 6 nhanh nhất có thể, cũng như phối hợp tốt với đồng đội trong những tình huống combat, bắt lẻ.
Kể từ phiên bản 6.86, với sự hiện diện của Iron Talon, Beastmaster có khả năng farm rừng ngay từ những level đầu tiên, nhờ vào lượng damage khởi điểm ổn định, Iron Talon cùng với chú lợn Quilbeast hỗ trợ. Nếu quá khó thở ở lane, Beastmaster hoàn toàn có thể bỏ hẳn lane và farm rừng, đặc biệt là khi giờ đây vị trí offlane đã có thêm một bãi Neutral Creep.
Theo kinh nghiệm, hầu hết người chơi chuyên nghiệp thường sẽ max kỹ năng Call of the Wild, một điểm Wild Axes tượng trưng cũng như kỹ năng Inner Beast, và đương nhiên không thể thiếu ultimate Roar. Nhìn chung, Call of the Wild là kỹ năng luôn được học đầu tiên ở level 1 và cũng được ưu tiên max trước, vì những lợi ích tối quan trọng mà nó mang lại. Lượng sight cũng như khả năng slow cực kỳ khó chịu mà đàn đệ của Beastmaster mang lại là tương đối hữu hiệu.
Trong khi Wild Axes không mang nhiều tác dụng gây damage ở đầu game, có chăng chỉ là để kéo creep, chặt cây mở đường hoặc dùng để harass, phá những Clarity hoặc Healing Salves của đối thủ. Inner Beast nhìn qua thì có vẻ đơn giản, nhưng lại tiềm ẩn sức mạnh cực lớn, đặc biệt khi được Beastmaster phối hợp với Necronomicon. Cộng thêm Quilbeast và đàn đệ từ item này, Beastmaster sẽ hỗ trợ cực lớn cho dàn đệ tử của mình. Combo Necronomion + Roar gần như sẽ khóa và tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào nếu không có back up.
ốc độ đánh được cộng thêm từ Inner Beast, cùng những đòn đánh hút mana, slow cực kỳ khó chịu từ dàn đệ, Beastmaster không khó khăn để vô hiệu hóa, hay thậm chí là hủy diệt một kẻ địch đơn lẻ, khi lượng mana không còn và thậm chí còn bị slow khá khó chịu. Chính vì thế, không cần quá nhiều item, Blink Dagger đảm bảo yếu tố bất ngờ và Necronomion là quá đủ để sức mạnh của Beastmaster được phát huy tối đa.
Nhìn chung, với meta game hiện tại và bộ kỹ năng gần như hoàn hảo của mình, chắc chắn Beastmaster sẽ tiếp tục là một trong những lựa chọn hot nhất cho vị trí offlane tại các giải đấu sắp tới. Hãy cùng chờ xem Manila Major tới đây để có những đánh giá chính xác nhất.