Độc giả bất bình web Readism đăng truyện lậu lại thuộc về một công ty phát hành sách

JM  - Theo Trí Thức Trẻ | 19/03/2022 03:48 PM

Nhiều độc giả tỏ ra bất bình vì sự nhập nhằng của các công ty phát hành sách với vấn đề truyện lậu.

Nhiều ngày qua, một loạt các bài viết và confession trong cộng đồng truyện tranh đã tố cáo Readism, một trang web đăng sách và truyện tranh tại Việt Nam, đăng lậu nhiều tác phẩm đã được mua bản quyền. Việc đăng lậu truyện không còn lạ lùng gì ở Việt Nam, nhưng đáng nói là trang web này được cho là thuộc về công ty phát hành sách AZ, hoặc có những tác phẩm được đăng tải bởi dịch giả của AZ.

Độc giả bất bình web Readism đăng truyện lậu lại thuộc về một công ty phát hành sách - Ảnh 1.

Theo chia sẻ của nhiều độc giả, đã có những bộ truyện được đăng lậu lên Readism, vốn đã được mua bản quyền từ các công ty phát hành sách khác. Trang web này được sử dụng để người dùng có thể sáng tác và đăng tác phẩm của mình, đồng thời không chạy quảng cáo. Vì thế, nhiều độc giả đặt ra nghi vấn về tính minh bạch của trang web này và công ty đứng sau nó.

Một số bằng chứng đã được độc giả đưa ra để chứng minh Readism có liên quan đến công ty phát hành sách AZ. Trong số đó có đề cập tới dịch giả được gọi là B, làm việc cho AZ nhưng từng đăng tin tuyển dụng nhân viên cho trang web Readism.

Độc giả bất bình web Readism đăng truyện lậu lại thuộc về một công ty phát hành sách - Ảnh 2.

Bằng chứng do độc giả chụp lại

Độc giả bất bình web Readism đăng truyện lậu lại thuộc về một công ty phát hành sách - Ảnh 3.

Tài khoản tuyển dụng nhân viên cho công ty AZ và Readism được cho là của cùng một người.

Trước đây vài ngày, cũng có một confession tố cáo dịch giả này đăng lậu một bộ truyện lên Wattpad. Sau khi truyện được mua bản quyền bởi công ty Usagi Novel, hai bên cùng hợp tác, dịch giả này quyết định ngừng đăng truyện một thời gian, sau đó sẽ đăng tiếp và kéo dài tới tận tập 2. Khi độc giả thắc mắc điều này có hợp lý không, Usagi Novel đã đáp lại rằng bản dịch trên Wattpad do dịch giả B đăng tải chỉ là "bản đọc thử" chứ không phải dịch lậu. Mặc dù vậy, bộ truyện này đã bị đăng gần hết tập 1.

Độc giả bất bình web Readism đăng truyện lậu lại thuộc về một công ty phát hành sách - Ảnh 4.

Tố cáo và ảnh do độc giả chụp

Hai vụ việc trên cho thấy cách thức nhập nhằng và không rõ ràng của nhiều công ty phát hành sách đối với việc dịch truyện lậu. Mới đây, Usagi Novel cũng có ý định hợp tác với HACC, một nhóm dịch truyện lậu tai tiếng từng bị tác giả "chỉ mặt điểm tên", dọa kiện vì dịch lậu hồi năm ngoái. Vụ lùm xùm này vẫn được nhiều độc giả lật lại cho đến tận bây giờ, và cho rằng các công ty không nên hợp tác với nhóm dịch đã quá tai tiếng như thế.

Độc giả bất bình web Readism đăng truyện lậu lại thuộc về một công ty phát hành sách - Ảnh 5.

Độc giả tố cáo Usagi Novel đăng ảnh cắt từ truyện dịch lậu

Tất nhiên, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về các vụ việc trên. Một số cho rằng độc giả đang quá khắt khe với Readism, một trang web do công ty sáng lập và không quảng cáo, không có ý định ăn tiền hay nhận donate thì chẳng có ảnh hưởng gì. Tuy nhiên, việc phát hành tác phẩm trên mạng cũng như phát hành giấy, đều cần có bản quyền và giấy phép cho việc xuất bản. Vì vậy, việc Readism phát hành trực tuyến các tác phẩm chưa mua bản quyền vẫn được xem là vi phạm.

Độc giả bất bình web Readism đăng truyện lậu lại thuộc về một công ty phát hành sách - Ảnh 6.

Một số tố cáo khác của độc giả

Độc giả bất bình web Readism đăng truyện lậu lại thuộc về một công ty phát hành sách - Ảnh 7.

Trước những tố cáo của độc giả, Readism cũng đã phản hồi về vấn đề này. Trang web cũng đã xóa hoặc ẩn mọi manga BL từng đăng tải. Tuy nhiên có vẻ như, một số độc giả vẫn tìm được cách để lần lại các bộ truyện bị ẩn.

Độc giả bất bình web Readism đăng truyện lậu lại thuộc về một công ty phát hành sách - Ảnh 8.

Một bộ truyện do độc giả chụp được

Sự nhập nhằng giữa các công ty sách và việc dịch lậu sách là điều khiến độc giả nào cũng bất bình. Ở thời điểm hiện tại thì Manhwa, Manhua và đặc biệt là thể loại BL đang nở rộ ở Việt Nam, song vẫn có rất ít tác phẩm được xuất bản đúng cách và đa số là truyện lậu, truyện không bản quyền được đăng tràn lan. Nhiều tác giả e ngại thị trường truyện tranh Việt cũng vì lý do này.

Thậm chí gần đây, một số nhà xuất bản Nhật cũng đã phản hồi về các báo cáo truyện lậu ở Việt Nam. Đa số đều thông báo sẽ xem xét kỹ vấn đề dịch truyện lậu và việc cấp quyền xuất bản truyện cho các NXB Việt trong tương lai.

https://gamek.vn/doc-gia-bat-binh-web-readism-dang-truyen-lau-lai-thuoc-ve-mot-cong-ty-phat-hanh-sach-20220319024441933.chn