Ngày nay các nhà sản xuất tai nghe dành cho game bắt đầu chú trọng tới giải pháp âm thanh ngày càng tăng. Hai ông trùm lớn Corsair và CoolerMaster gần đây đã bắt đầu sản xuất tai nghe, loa và các sản phẩm âm thanh khác. Cụ thể hơn là hai sản phẩm tai nghe âm nhạc đình đám đã ra mắt gần đây là chiếc Steelseries V2 Headset (với giá bán lẻ là 80 USD) và Astro Gaming A40 (giá bán lẻ là 250$). Trong khi một chiếc được sản xuất theo trào lưu, thì chiếc kia nhắm tới những người đam mê tìm kiếm sự tiện ích thượng hạng.
Dưới đây là bài so sánh về thiết kế lẫn tính năng hoạt động giữa 2 thiết bị tai nghe kể trên.
Phụ kiện và tính năng
A40 tấn công vào một loạt các phụ kiện như microphone có thể tháo rời, vỏ ngoài, tùy chọn các chế độ kết nối, và một thiết bị được gọi là MixAmp để điều chỉnh khối lượng âm thanh và giọng nó độc lập. MixAmp cũng có thể kết nối hoàn hảo với bất kỳ bộ tai nghe nào khác cùng với hàng loạt lựa chọn kết nối bao gồm: cáp analog hoặc cáp quang cho hiệu ứng âm thanh vòm 5.1 chuẩn Dolby.
Người dùng có thể kết hợp âm nhạc yêu thích của mình trực tiếp từ các thiết bị phụ và máy nghe nhạc sử dụng MixAmp. Đơn giản là người dùng chỉ cần cắm vào giắc chuẩn 3.5 để kết nối với một thiết bị di động iPod, iPhone hoặc Droid. Âm lượng của các máy nghe nhạc hoàn toàn độc lập và được kiểm soát trên chính nó. Vì vậy, tính năng phong phú là những gì có thể nói về hệ thống âm thanh Astro A40.
Nhận thấy sự cạnh tranh từ phía Astro, Steelseries bắt đầu cuộc chiến với một phương pháp tiếp cận hoàn toàn khác. Thay vì đi theo phong cách thời thượng như chiếc Astro, SteelSeries hướng sản phẩm của mình tới sự gọn gàng mang phong cách võ thuật Kungfu. Giống với đối thủ của mình, chiếc Siberia V2 cũng cho hiệu ứng âm thanh vòm 5.1 chuẩn Dolby trong điều kiện đi kèm với Siberia USB souncard. Thêm vào đó, nó còn có một giắc điều khiển âm lượng nằm trên dây ngay bên dưới tai nghe. Nó cũng có tính năng tắt tiếng microphone tùy chọn tiêu chuẩn. Nhưng so với những gì Astro đem lại, SteelSeries Siberia V2 cung cấp cho người dùng không gì khác ngoài một chiếc tai nghe và một chiếc mic bóng mượt.
Cuộc chiến tay đôi về âm thanh của hai ông trùm này tất nhiên cũng hướng tới sự thẩm mỹ với kỹ thuật hấp dẫn. Dòng tai nghe A40 chỉ được sản xuất trong vài màu phối hợp chủ đạo (đen, xanh dương, xanh lá cây và đỏ). Bên cạnh đó, hệ thống thay thế phần vỏ tai nghe của chiếc Astro A40 là độc nhất và dễ dàng để tháo. Khả năng cho phép người sử dụng tự thiết kế hình trên vỏ tai nghe và gửi về cho Astro Gaming đã biến A40 trở thành chiếc headset với khả năng chỉnh sửa gần như không hạn chế.
Ngược lại, chiếc V2 của SteelSeries cung cấp cho người sử dụng nhiều lựa chọn về màu sắc hơn, cộng thêm logo của các gaming team chuyên nghiệp. Một số tai nghe cũng có tính năng đèn LED có thể chiếu ra các màu khác nhau.
Nhận định chung, chiến thắng thuộc về chiếc A40.
Liên lạc bằng giọng nói
Về điểm này, cả chiếc A40 lẫn V2 đều chứng minh được khả năng giúp các game thủ tán gẫu rất rõ ràng và chi tiết. Với chiếc V2, microphone kèm theo không quá phô trương và thể hiện độ nhạy âm thanh vừa đủ, nó còn có khả năng kéo ra hoặc thu gọn lại. Microphone cũng không thể gỡ bỏ hoặc chuyển đổi từ trái sang phải (Microphone của chiếc A40 cũng tương tự như vậy). Âm lượng microphone trên cả 2 chiếc V2 và A40 đều đem lại âm thanh to và rõ ràng trong việc truyền tải thông điệp giữa người chơi game. Điều này vô cùng quan trọng trong các trò chơi mà môi trường âm thanh xung quanh rất dễ át đi tiếng đối thoại giữa các game thủ. Và đây cũng là điều mà rất nhiều sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường không đáp ứng được.
Tuy nhiên thì chiếc Astro A40 lại thể hiện một cách ấn tượng hơn nữa với chiếc MixAmp. Nó cho phép người dùng kiểm soát được thông tin liên lạc bằng giọng nói hầu như độc lập với âm thanh trong trò chơi.
Người chiến thắng ở đây lại là A40.
Khả năng trình diễn
Khi cho cả hai chiếc headset này vào hoạt động, chúng tỏ ra là hai đối thủ "kẻ tám lạng, người nửa cân" trên hầu hết các"chiến tuyến" như âm nhạc, phim ảnh và cả âm thanh trong game. Cả V2 lẫn A40 đều cho những tín hiệu âm thanh rõ ràng với âm bass chắc và có độ sâu tương đối tốt. Bản nhạc nền hùng tráng của hai tựa game Mass Effect 3 và The Witcher 2 đều được tái hiện một cách hết sức chân thực. Không chỉ có vậy, thử nghiệm ở các tựa game khác như Street Fighter IV,Shank 2 và Crysis 2, cả hai mẫu gaming headset đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của chúng.
Về mảng này, cả V2 lẫn A40 đều ngang điểm.
Tiện nghi
Chiếc SteelSeries V2 được thiết kế nhẹ nhàng với khung đỡ tai nghe có lõi bằng thép được bọc nhựa phía ngoài rất chắc chắn và có độ đàn hồi tốt. Tuy nhiên, các góc cắt của tai nghe cũng có thể là điểm dễ làm đau tai người dùng nhất. Thêm vào đó, với 2 chiếc đệm bọc 2 bên tai, người dùng sẽ cảm thấy nóng khi sử dụng hàng giờ liên tục. Do khối lượng nhẹ hơn so với các tai nghe khác có thể sẽ khiến chiếc V2 giống như đồ chơi chứ không phải là một tai nghe chuyên nghiệp dành cho chơi game.
Ngược lại, cũng được thiết kế chắc chắn và có đệm bọc xung quanh 2 bên, chiếc Astro lại cho thấy một sự vượt trội về khả năng giúp người sử dùng cảm thấy thoáng mát (không quá chặt và thắt). Vì vậy, người dùng k phải đối mặt với vấn đề đau giữa đầu mỗi khi đeo những chiếc headphone này vào nữa.
Thêm một điểm cộng cho A40.
Nhìn chung, SteelSeries V2 là một tai nghe chơi game chất lượng cao với một mức giá tương đối phải chăng, trong khi A40 Astro & MixAmp lại ở một mức giá cao hơn nhiều với chất lượng âm thanh như nhau với nhiều tính năng và phụ kiện hơn. Nếu bạn chỉ quan tâm tới chất lượng âm thanh va giá thành sản phẩm thì chiếc SteelSeries V2 có thể đáp ứng được tất cả những gì bạn cần. Còn nếu như bạn mong chờ ở nhiều hơn thế thì có lẽ Astro Gaming A40 & MixAmp sẽ có thể đáp ứng được những mà bạn mong muốn. Sự lựa chọn tùy thuộc ở bạn.