Các xu hướng máy đọc sách điện tử
Xu hướng về loại màn hình khác cho các máy đọc sách là màn hình cảm ứng, hiện nay những người sử dụng đã quen với màn hình cảm ứng từ những chiếc smartphone, cho nên việc áp dụng công nghệ này vào e-reader hoàn toàn là một điều dễ hiểu. Sony là hãng tiên phong cho công nghệ này với việc cho ra mắt Sony Reader Touch Edition và Sony Reader Pocket Edition. Barnes & Noble đã cho ra mắt Nook Simple Touch vào mùa hè năm ngoái, Kobo đã đáp lại trào lưu này với Kobo eReader Touch Edition. Đến mùa đông năm nay, Amazon mới chính thức nhập cuộc với Kindle Touch.
Trong khi đó, giá của các máy đọc sách liên tục được giảm một cách đáng kể, việc sở hữu một thiết bị chỉ với chưa đến 2,5 triệu đồng đã không còn là một chuyện lạ. Vào mùa hè năm 2011, giá cho mỗi chiếc e-reader dao động quanh 3,5 triệu đồng nhưng hiện giờ chỉ với hơn 2 triệu đồng bạn có thể sở hữu Amazon Kindle (thế hệ thứ tư). Với việc đưa giá của những chiếc máy đọc sách xuống dưới 3 triệu đồng, các hãng sản xuất e-reader đã tích hợp quảng cáo vào màn hình khóa, trong menu chính. Chỉ duy nhất một ngoại lệ ở đây là Nook Simple Touch là không kèm quảng cáo.
Các thay đổi mới
Các máy đọc sách hiện nay mang số lượng chức năng lớn hơn rất nhiều so với các sản phẩm đời trước nhờ vào các cải tiến về màn hình, màn hình cảm ứng cũng như loại pin mới với thời gian sử dụng có thể lên đến 1-2 tháng. Thêm vào đó, kích cỡ của các e-reader cũng được giảm đến mức độ đáng kể: Thế hệ thứ ba của Amazon Kindle, giờ đã được biết đến với cái tên Kindle Keyboard, nếu đem so sánh với những mẫu đời mới nhất, có thể coi chiếc máy này là một “người khổng lồ”.
Sony Reader Wi-Fi là chiếc e-reader bé nhất hiện nay, người sử dụng có thể tận hưởng cảm giác cầm thiết bị này chỉ với một tay nhờ vào các nút bấm được thiết kế độc đáo và làm bằng vật liệu nhẹ. Theo sát Sony về trọng lượng là sản phẩm thế hệ thứ tư của Amazon Kinle, sau đó đến Kobo eReader Touch Edition và Barnes & Noble Simple Touch. Trước đó, Kindle Keyboard thế hệ thứ ba có trọng lượng khoảng 272 gram.
Nói chung nếu so sánh về các chức năng, Nook Simple Touch và Kobo eReader Touch có thanh công cụ tuyệt vời nhất cùng những chức năng đa dạng, tiếp sau đó là Sony Reader Wi-Fi với thanh công cụ dễ nhìn hơn và nhiều chức năng hơn những máy đọc sách của Amazon nhưng thiếu những đường nét thiết kế độc đáo. Kobo có chức năng “xã hội” tốt nhất trong tất cả, nó cho phép bạn chia sẻ các thông tin về việc đọc của mình với cộng đồng Kobo cũng như các mạng xã hội khác. Thế hệ Kindle mới nhất của Amazon cũng có thanh công cụ tương tự như các Kindle ra đời trước đó, một điểm mà các người sử dụng Kindle đánh giá rất cao, nhưng theo ý kiến đánh giá thì thanh công cụ quá khổ này đã không còn thích hợp nữa.
Bên cạnh đó, việc sắp xếp thanh công cụ theo hàng dọc của Sony Reader Wi-Fi kết hợp vô cùng ăn ý với màn hình cảm ứng có chức năng lướt cũng như chạm vào một điểm để sang trang. Nook Simple Touch và Kobo eReader Touch Edition cũng được đánh giá khá cao. Mặt khác, nút sang trang của Amazon Kindle cũng khá tốt tuy nhiên hơi lỗi thời, Barnes & Noble cũng vấp phải sai lầm tương tự với nút sang trang vô nghĩa.
Máy đọc sách nào thực sự phù hợp với bạn? Sự lựa chọn sẽ phụ thuộc phần lớn vào sở thích riêng của mỗi người. Nếu bạn đã trở thành khách hàng trung thành với một loại máy đọc sách vì những thư viện đồ sộ của chúng thì Amazon hay Barnes & Noble sẽ là một sự lựa chọn không tồi. Việc so sánh chéo các máy đọc sách với nhau dường như là không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn muốn mua cho mình chiếc máy đọc sách đầu tiên thì hãy bỏ ra thời gian cân nhắc kĩ lưỡng các sự lựa chọn. Bạn có thể tìm thấy các sản phẩm được đánh giá cao trên thị trường và bây giờ có lẽ là thời điểm tốt nhất để mua cho mình một chiếc máy đọc sách điện tử.
(*): Giá cả trong bài đã được thay đổi lại phù hợp theo thị trường Việt Nam