Nếu đã từng sử dụng qua (hay thậm chí mới chỉ được cầm trên tay) các iDevice, chắc chắn bạn sẽ phải thừa nhận rằng những thiết bị này cần một thứ gì đó để bảo vệ cho vẻ "mỏng manh dễ vỡ" của chúng. Trong bài viết này, GenK sẽ đưa ra một số vỏ case giúp người dùng biến chiếc iPhone của mình trở nên "nồi đồng cối đá":
1. EscapeCapsule
Trước khi được thành công tài trợ và đưa vào sản xuất, dự án EscapeCapsule đã được rất nhiều người trên khắp thế giới ủng hộ trên Kickstarter (trang web chuyên hỗ trợ kinh phí cho các dự án sáng tạo nhất thế giới). Với thiết kế chắc chắn của EscapeCapsule, nó đã chứng minh cho mọi người thấy rằng nó không đơn giản chỉ là “một bộ xương cũ” chắc và bền. Được làm từ polycarbonate, chiếc case có khả năng bảo vệ chống lại: Mưa, nước, tuyết, cát, bùn, va đập và cả trầy xước.
Cụ thể hơn, các nút phần cứng của điện thoại được bảo vệ thông qua tấm màng chắn mỏng được thiết kế đặc biệt, như là màn hình cảm ứng. Hơn thế nữa, mặc dù trang bị thêm chiếc case này, người sử dụng có thể sẽ cảm thấy camera của chiếc di động sẽ không hoạt động được một cách bình thường, nhưng thực tế qua thử nghiệm lại chứng minh rằng chiếc máy ảnh hoạt động rất trơn tru ngay cả khi có chiếc vỏ bọc này.
Nhằm hướng tới sự tiện lợi cho người sử dụng, chiếc case EscapeCapsule còn được trang bị một dây buộc đi kèm quanh cổ tay, được sử dụng trong trường hợp người dùng đang lặn dưới biển cùng với chiếc iPhone của mình.
Theo dự kiến, thiết bị này sẽ được bán với giá 70 USD ngay khi nó được chính thức bán ra thị trường.
2. Amphibx Fit
Mặc dù không phải là sản phẩm đầu tiên được thiết kế để giúp cho những chiếc iPhone và iPod chống thấm nước, Amphibx Fit đã khẳng định được mình là một thiết kế đáng giá. Amphibx Fit là sản phẩm tiếp theo của Amphibx (sản phẩm đã được ra mắt từ trước đó) với nhiều cải tiến vượt trội và ấn tượng.
Nếu như Amphibx trước đó có không hỗ trợ người dùng có thể mở camera phía sau, thì ở phiên bản mới Amphibx Fit này nó đã được cải thiện. Được thiết kế như một bong bóng nhựa mềm (cụ thể hơn là với một vòng vải màu đen xung quanh rìa ngoài của nó), bạn có thể sử dụng camera phía sau chỉ bằng cách kéo chiếc băng tay đang bám chắc trên tay bạn. Hơn thế nữa, chiếc case còn được gắn cổng tai nghe và thiết bị chèn ở cửa sập trên hoặc dưới của case chứ không phải là ở mặt trước của nó. Điều đó nhằm mục đích làm giảm đáng kể dấu vân tay bám trên mặt vỏ.
Thêm vào đó, Amphibx Fit sử dụng dây cao su nhỏ đàn hồi thay vì một dây đeo tích hợp cao su tổng hợp vĩnh cửu, nó có thể được tháo rời và cọ cửa một cách dễ dàng. Tiếp đó, do được tích hợp một chiếc phao hình dạng giống chiếc bánh bích quy, nó giúp cho chiếc case có thể nối lên trên mặt nước. Như ở trên đã đề cập, do được thiết kế để chống thấm nước, người dùng có thể bật iPhone ngay cả khi đang ở dưới nước mà không cần lo lắng về độ ẩm xâm nhập.
Tuy nhiên, thiết bị tưởng chừng hoàn hảo này vẫn xuất hiện một vài điểm trừ. Ví dụ như, nếu người dùng thường xuyên để thiết bị tiếp xúc với nước, nó cần phải được sửa sạch thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả tuyệt đối. Bên cạnh đó, để có thể nghe nhạc trong môi trường nước, người sử dụng nghiễm nhiên phải mua thêm tai nghe chống thấm nước (vốn không được đính kèm với sản phẩm).
Chiếc Amphibx Fit hiện nay được bán ra ngoài thị trường với giá là 60 USD.
3. Drycase
Nhằm hỗ trợ người dùng giải quyết vấn đề thấm nước trên các thiết bị Apple, tập đoàn Dry cũng sản xuất ra một loại case chống thấm nước tiên tiến có một chút khác biệt so với hầu hết các sản phẩm khác trên thị trường. Những chiếc vỏ di động này đều sử dụng thiết bị hút chân không để bảo vệ các thiết bị kèm theo. Nó khác thường ở chỗ, bình thường chân không được tạo ra bằng cách loại bỏ không khí từ ống bọc ngoài bằng một máy bơm kèm theo. Hơn nữa, Drycase cho phép màn hình hiện thị đa cảm ứng có thể sử dụng và bao gồm một cổng truyền tín hiệu cho phép sử dụng tai nghe. Mặc dù kết nối của case nằm ở phía bên phải trong khi tất cả iPhone và iPad có cổng tai nghe bên trái), vậy nên Drycase được thiết kế cho cả 2 phiên bản. Đi cùng với sản phẩm là một dây buộc với một cái kẹp, băng tay cao su tổng hợp có thể được xâu thành chuỗi qua mặt sau của bao bọc.
Sau những kết quả thử nghiệm dưới nước, Drycase chứng minh được tính ổn định và an toàn của mình đối với các thiết bị được bọc trong nó. Màn hình cảm ứng của các thiết bị vẫn có thể sử dụng. Tuy nhiên, do ở trong môi trường nước màn hình hiển thị cảm ứng đa điểm có một chút kém chính xác hơn, ví dụ như: di chuyển cuộn lên-xuống, đánh kí tự và những lệnh khác cho ra kết quả không mong muốn. Bên cạnh đó, các nút bấm có vẻ như khó sử dụng hơn do hút chân không kín. Sử dụng một cặp tai nghe chống ẩm của H2O Audio, cổng xuất âm thanh chỉ hoạt động tạm được. Dữ liệu di động và Wi-Fi không cho thấy bất kì vấn đề nào.
Nhìn chung, những khuyết điểm trên thực sự không phải là vấn đề lớn, vậy nên chiếc Drycase này vẫn là một thiết bị lí tưởng trong việc chống thấm nước trên các thiết bị smartphone và tablet.
4. Aqua Tek S
Aqua Tek S không chỉ cung cấp cho người dùng tính năng bảo vệ siêu bền, ngoài ra nó cũng bao gồm một bảng điều khiển năng lượng mặt trời được gắn ở trong pin và khả năng chống thấm nước ở độ sâu tới 6m. Được sản xuất và nhắm tới các loại thiết bị dùng ngoài trời, Aqua Tek S nổi bật về tính năng chống thấm nước, poly-carbonate kháng bụi bẩn siêu bền và khả năng kéo dài tuổi thọ của iPhone.
Trước kia một số loại sản phẩm Aqua Tek S dành cho các thiết bị di động đã được bày bán trên thị trường, tuy nhiên hiện nay nó đã được chuyển sang Kickstarter để gây dựng nguồn kinh phí cho việc sản xuất và các thiết bi cung cấp cho sản phẩm mới nhất của nó. Nếu bạn thực sự quan tâm tới chiếc case đa năng này, bạn có thể gây quỹ cho sản phẩm trên Kickstarter.
Giá của chiếc vỏ Aquad Tek S này trên thị trường hiện nay là 100 USD.
5. TAT7 iPhone Scuba Case
Chiếc Case Scuba iPhone TAT7 là một phụ kiện lí tưởng dành cho những bạn thích chụp ảnh dưới nước (đặc biệt là khi lặn dưới biển) mà không phải bỏ thêm ra một khoản để mua chiếc máy ảnh có khả năng chụp dưới nước.
Lớp vỏ được đóng kín chống lại sự thâm nhập của nước, và nó có ba nút cơ khí được gắn ở ngoài để giúp người dùng có thể kích hoạt được máy ảnh của iPhone dưới nước. Một trong ba nút sẽ hoạt động như nút màn trập, nút thứ hai có khả năng chuyển đổi giữa video/chế độ hình ảnh và nút cuối cùng chính là nút Home. Tuy nhiên do cấu tạo chiếc vỏ như trên, người dùng sẽ phải kích hoạt máy ảnh, cộng thêm chế độ tự động khóa màn hình cũng phải bị vô hiệu hóa trước khi xuống dưới nước.
Giá bán lẻ của chiếc Scuba iPhone hiện nay là 84.95 USD, kèm theo một chiếc dây buộc để người dùng treo vào cổ tay giúp phòng ngừa sự cố chiếc iPhone bị rơi xuống tận biển sâu.
(Còn tiếp)