Công nghệ sử dụng noise để phát hiện các bức ảnh bị chỉnh sửa

PV  | 29/06/2012 08:00 AM

Tại Hội nghị Quốc tế của IEEE về nhiếp ảnh số (IEEE International Conference on Computing Photography) vừa qua, các nhà khoa học đến từ đại học Albany (Hoa Kỳ) đã giới thiệu một phương pháp sử dụng nhiễu (noise) để xem liệu một bức ảnh đã bị chỉnh sửa hay không.

Tại Hội nghị Quốc tế của IEEE về nhiếp ảnh số (IEEE International Conference on Computing Photography) vừa qua, các nhà khoa học đến từ đại học Albany (Hoa Kỳ) đã giới thiệu một phương pháp sử dụng nhiễu (noise) để xem liệu một bức ảnh đã bị chỉnh sửa hay không. Như chúng ta đã biết, noise xuât hiện khi bạn chụp bất kỳ một bức ảnh nào bằng máy kỹ thuật số và bạn có thể dễ dàng quan sát hiện tượng này bằng mắt thường khi thiết lập máy ở iso cao trong môi trường thiếu sáng.

 


Ảnh ghép Tiger Wood cầm con hạc đỏ thay vì chiếc gậy gôn dễ dàng bị phát hiện.


Về mặt vật lý, các điều kiện tại thời điểm bấm máy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành noise, các thông số này này bao gồm nhiệt độ, các điều kiện nhiệt động, độ bão hòa của cảm biến, các quá trình lượng tử hóa khi tín hiệu ánh sáng được chuyển đổi thành tín hiệu số, quá trình nén và truyền dữ liệu của bức ảnh. Với một bức ảnh chưa bị chỉnh sửa tất cả các thông số này cũng như mức độ noise ở tất cả các điểm ảnh (pixel) là giống nhau. Còn với ảnh bị chỉnh sửa mức độ noise sẽ không đồng đều ở các pixel, điều này làm cho bức ảnh trở nên không “tự nhiên”.

 

Trong hầu hết các trường hợp, bằng mắt thường chúng ta không thể phát hiện ra điều này, nhưng đó là nguyên tắc được các nhà khoa học sử dụng khi tiến hành nghiên cứu. Sử dụng một thuật toán đặc biệt để phân tích các dữ liệu thống kê và tính toán từ các thông số môi ảnh hướng tới noise, các nhà khoa học đưa ra một phương pháp hiệu quả để đo đạc mức độ noise ở các pixel trên toàn bộ bức ảnh từ đó kết luận xem một bức ảnh đã bị chỉnh sửa hay chưa.

  


Các bức ảnh bên trái là các ảnh ghép, còn phần bên phải là kết quả kiểm tra: phần nền màu đen chỉ noise background của ảnh gốc,
còn phần màu trắng là nhiễu của ảnh ghép vào.


Ưu điểm của phương pháp này là nó có độ chính xác cao, làm việc với tất cả các định dạng ảnh, các mẫu camera của các hãng khác nhau cũng như không phụ thuộc vào việc bức ảnh đã được chỉnh sửa bằng phần mềm nào. Nếu một phần mềm ra đời dựa trên nghiên cứu này, thì từ nay bạn không phải lo căng mắt ra để xem liệu một em diễn viên có ngực to bất thường hoặc chân của một ca sỹ nào đó được dài ra bằng những công cụ chỉnh sửa nổi tiếng như Adobe Photoshop hoặc phần mềm mã mở GNU Image Manipulation Program hay không. Tuy nhiên, trước hết phương pháp mới sẽ được sử dụng ở những lĩnh vực nhạy cảm và đòi hỏi tính chân thực cao của các hình ảnh như báo chí, tòa án…


Theo Tinhte