10 phương pháp nâng cấp trải nghiệm âm nhạc của bạn

Hải Minh  | 15/07/2012 04:00 PM

Bạn yêu âm nhạc, nhưng trải nghiệm của bạn có thể chưa phong phú như bạn nghĩ. Một thư viện nhạc lộn xộn, chương trình chơi nhạc tồi, tai nghe rẻ tiền, và file nhạc với chất lượng thấp là một vài lý do khiến những ca khúc không đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là top 10 phương pháp nâng cấp trải nghiệm của bạn, từ mọi góc độ.

Bạn yêu âm nhạc, nhưng trải nghiệm của bạn có thể chưa phong phú như bạn nghĩ. Một thư viện nhạc lộn xộn, chương trình chơi nhạc tồi, tai nghe rẻ tiền, và file nhạc với chất lượng thấp là một vài lý do khiến những ca khúc không đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là top 10 phương pháp nâng cấp trải nghiệm của bạn, từ mọi góc độ.
 
10. Sắp xếp lại thư viện nhạc của bạn
 
 
Thật khó để nghe một bài hát nào đó nếu bạn thậm chí không tìm thấy nó. Vì thế, một trong những nâng cấp tốt nhất bạn có thể thực hiện là dọn dẹp và tổ chức lại thư viện nhạc của mình. Người dùng iTune trên các máy MAC có thể nhờ tới những tiện ích của Doug’s AppleScripts, tuy nhiên, với những người dùng còn lại, đây có thể là một công việc khá nhàm chán. Sắp xếp lại danh sách nhạc trên máy tính hoặc máy nghe nhạc của bạn, loại bỏ những tập tin trùng lặp hoặc không còn ưa thích. Không có gì thú vị, nhưng sẽ hữu ích.
 
9. Theo sát các buổi diễn
 

 
Trong thời đại âm nhạc số, bạn có thể mang theo mọi bài hát mình thích tới bất kỳ nơi nào, nhưng được xem trực tiếp ban nhạc yêu thích của mình biểu diễn vẫn hấp dẫn hơn. Để chắc chắn rằng mình sẽ không bỏ lỡ bất kỳ buổi diễn quan trọng nào, bạn có thể thử ứng dụng Songkick trên các thiết bị iOS hay Android của mình. Ứng dụng này sẽ nhắc bạn về buổi diễn sắp tới của ban nhạc mà bạn thích, dựa trên thư viện nhạc của bạn, và hấp dẫn hơn, nó hoàn toàn miễn phí.
 
8. Tìm kiếm bài hát ít người biết qua những thảo luận trên YouTube
 

 
Tìm kiếm bài hát mới trên YouTube  thật thú vị, trừ khi bạn gặp khó khăn với việc tìm một ca khúc chỉ vì không biết tên của nó. Rất nhiều video trên YouTube mang những giai điệu hay, nhưng lại hoàn toàn bỏ qua thông tin về giai điệu đó. Có thể bạn không phải là người duy nhất đang dõi theo và tìm kiếm những thông tin còn thiếu của ca khúc này. Do vậy, cách tốt nhất để bổ sung sự thiếu hụt là tham gia vào các chủ đề thảo luận nó. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể tìm ra những thông tin này và tìm được tới ca khúc bạn yêu thích.
 
7. Sử dụng dịch vụ nghe nhạc trực tuyến
 

 
Với những dịch vụ nghe nhạc số trực tuyến, như Spotify hay Rdio, bạn sẽ không bị giới hạn bởi số lượng bài hát trên chiếc máy nghe nhạc cầm tay của mình. Những dịch vụ này cho phép bạn truy cập tới một kho nhạc khổng lồ, cũng như cung cấp cho bạn nguồn tài nguyên lớn khi bạn muốn tìm một bài hát mới.
 
6. Sao lưu và đồng bộ thư viện nhạc của bạn trên nhiều máy tính
 

 
Sẽ là một vấn đề với việc khai thác bộ sưu tập nhạc của bạn, nếu nó bị chia rải rác ra nhiều máy tính. Giải pháp đơn giản để giải quyết tình trạng này là đồng bộ. Đồng bộ một vài thư mục rất dễ dàng, nhưng bạn sẽ gặp phải một nan đề khác khi dùng iTunes (hoặc một số trình quản lý nhạc khác): sự xung đột. Bạn có thể tìm hướng dẫn đồng bộ iTune với Dropbox để xử lý vấn đề này. Hoặc dùng MediaRover Cubby, nếu bạn chỉ cần đồng bộ ngoại tuyến. Tuy nhiên, đồng bộ trực tuyến có một ưu việt khác, đo là cung cấp cho bạn khả năng truy cập tới bộ sưu tập nhạc của mình từ bất kỳ nơi nào, chỉ cần có kết nối internet. Bạn sẽ phải trả phí lưu trữ cho đồng bộ trực tuyến, nhưng nếu cần truy cập thường xuyên, chi phí này cũng rất đáng giá.
 
5. Khai thác hết tiềm năng tai nghe của bạn bằng DAC USB và bộ khuếch đại
 

 
Đôi tai nghe của bạn sẽ không thể hiện hết chất lượng âm thanh mà nó có khi bạn dùng trực tiếp với máy tính, hoặc máy nghe . Sự kết hợp giữa một bộ chuyển đổi “tín hiệu số-tín hiệu tương tự” (DAC) và bộ khuếch đại sẽ khắc phục vấn đề này. Dù nhược điểm của giải pháp này là cần có phụ kiện bổ sung, nhưng có thể bỏ qua nhược điểm này nếu bạn đang sử dụng một chiếc máy tính để bàn. Với máy nghe nhạc, cũng rất dễ dàng để tìm được phiên bản thu gọn của những phụ kiện này. Giá của chúng, cả 2 phiên bản, đều không đắt tiền và khó tìm.
 
4. Tạo lập danh sách nhạc thông minh
 

 
Tạo danh sách nhạc thông minh là một tính năng không thường được sử dụng mà iTune và các trình quản lý nhạc khác cung cấp. Một trong những lý do người dùng thờ ơ với tính năng hữu dụng này là sự thiếu ý tưởng. Gợi ý mà bạn có thể cân nhắc là tạo ra những danh sách nhạc dựa trên số lần nghe. Ví dụ bạn có thể tạo một danh sách bao gồm những bài hát chưa bao giờ nghe, hoặc mới chỉ được chơi 1, 2 lần. Bên cạnh đó là một danh sách “Hay nhất của năm” tập hợp những ca khúc thường được nghe nhất trong năm đó.
 
Có một cách đơn giản để cập nhật danh sách thật nhanh chóng, đó là cung cấp một cụm từ cụ thể trong phần chú giải của một ca khúc bất kỳ. Sau đó, danh sách sẽ tìm và thêm cụm từ đó vào phần chú giải của những bài hát liên quan. Khá nhàm chán khi bắt đầu, nhưng sẽ hữu ích khi bạn muốn thêm một bài hát vào danh sách đó, bạn chỉ cần chỉnh sửa phần chú giải của nó mà không cần đi tìm danh sách này.
 
3. Lựa chọn Bit Rate phù hợp
 

 
Một số người cho rằng bit rate không quan trọng, trong khi một số khác lại chỉ nghe định dạng lossless. Chắc chắn là có sự khác nhau giữa một tệp tin MP3 128kbps với một tập tin định dạng FLAC, nhưng sự khác biệt này sẽ giảm xuống khi bạn chọn một bit rate cao hơn. Trong thực tế, hầu hết người nghe đều không thể chỉ ra rõ ràng sự chênh lệch giữa định dạng MP3 320kbps và định dạng lossless, đặc biệt là với những cặp tai nghe hay cặp loa phổ thông. Bạn cần tìm ra bit rate thực sự mang tới cảm nhận khác biệt cho bạn, và thường thì nó có ngưỡng từ 192kbps trở lên.
 
2. Nâng cấp đôi tai nghe giá rẻ của bạn với chi phí thấp
 

Những cặp tai nghe giá rẻ không đồng nghĩa với âm thanh chúng mang tới cũng “rẻ”. Với những nâng cấp của mình, bạn có thể khiến cặp tai nghe chỉ với giá 30 USD có được chất lượng của một cặp giá 300 USD, như bổ sung bộ lọc tiếng ồn, sử dụng chúng với điện thoại thông minh, v.v... Thật tuyệt nếu có thể mua những cặp tai nghe đắt tiền, nhưng nếu bạn muốn tiết kiệm, bạn luôn có thể nâng cấp những thiết lập nghèo nàn vốn có với đôi tai nghe giá rẻ của mình.
 
1. Nghe nhạc qua mạng xã hội và Khám phá bài hát mới Thông qua bạn bè của bạn
 

 
Sau cùng, cách nâng cấp đầu tiên mà bạn có thể áp dụng gồm 2 bước: tìm kiếm bài hát mới mà bạn yêu thích và kết nối với những người khác qua quá trình tìm kiếm này. Có nhiều cách để thực hiện điều này một cách dễ dàng trong xã hội truyền thông hiện nay, và bạn có thể nghe về những bài hát mới có khả năng bạn thích từ những người bạn yêu mến và thực sự biết được gu âm nhạc của bạn. Rất nhiều dịch vụ nghe nhạc số trực tuyến kết nối với Facebook để  bạn có thể xem xem bạn của mình đang nghe gì. Nhưng nếu dùng Facebook để tìm ca khúc mới, cách hay nhất chỉ đơn giản là đưa ra yêu cầu. Hãy viết lên Wall của bạn rằng bạn đang cần một số gợi ý về các bài hát mới, và bạn bè của bạn sẽ cung cấp cho bạn một vài danh sách. Bạn cũng có thể dùng các dịch vụ như Monstro, Soundshare, hay Turntable.fm như một giải pháp thay thế. Có rất nhiều lựa chọn cho bạn, do vậy, chỉ cần áp dụng lựa chọn nào bạn thấy phù hợp nhất.
 
Tham khảo Gizmodo. 
Xem thêm:

tổng hợp