Điều gì khiến “Steam” trở thành một ông lớn trong ngành công nghiệp game?

Tiến Zeus  - Theo Helino | 10/04/2019 09:33 AM

Có thể bạn cho rằng Steam là một nền tảng bình thường so với nhiều nền tảng khác, nhưng sự xuất hiện của nó chính là một cuộc cách mạng với nền công nghiệp game.

Steam là một nền tảng phân phối trực tuyến, quản lý bản quyền kỹ thuật số, game online, và dịch vụ giao tiếp xã hội trên nền internet phát triển bởi Valve Corporation. Đây chính là sự thành công cũng như là niềm tự hào của Valve. Từ sự đầu tư khôn khéo của mình, họ đã mang Steam trở thành một công cụ phân phối game hàng đầu hiện nay.

1. Steam chính là ngọn cờ đầu cho các nền tảng sau này

Điều gì khiến “Steam” trở thành một ông lớn trong ngành công nghiệp game? - Ảnh 1.

Steam là công cụ cung cấp dịch vụ phân phối trò chơi kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới. Nó có thể ví như là một trang Amazone trong thế giới game. Đây là một lợi thế quan trọng, vì bước đi đầu lúc nào cũng ít sự cạnh tranh, mở ra một cơ hội phát triển lớn.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, bên cạnh lợi thế trên, Valve cũng đã phải chấp nhận rủi ro khi thị trường lúc đầu là cực kỳ nghèo nàn. Tại thời điểm đó, khi nhắc đến Steam thì hầu như ai cũng phải lên Google mà tìm hiểu trước cái đã. Đứng trước một thách thức như vậy, Valve chẳng những không ngần ngại mà còn tìm cách thúc đẩy sự phát triển cho đứa con cưng của mình.

2. Từ Half Life 2, đến Portal, DOTA 2 và Counter Strike

Điều gì khiến “Steam” trở thành một ông lớn trong ngành công nghiệp game? - Ảnh 2.

Khi Steam còn ở giai đoạn đầu, Valve đã quyết định phát hành Half Life 2 như một sự thúc đẩy để lôi kéo người dùng Steam. Đúng như mong đợi, bằng sự nổi tiếng của mình, Half Life 2 đã mang về cho Steam một lượng người dùng kha khá. Đó là nền tảng để Valve có thể tính tới chuyện có nên duy trì Steam hay không.

Tuy nhiên, không lâu sau đó, cái tên Half Life 2 dần dần phai mờ. Nhưng rất may mắn, Steam lại tiếp tục được cứu rỗi bởi Portal, một tựa game cũng khá nổi tiếng.

Điều gì khiến “Steam” trở thành một ông lớn trong ngành công nghiệp game? - Ảnh 3.

Chưa dừng lại ở đó, để thúc đẩy hơn nữa người dùng Steam, Valve đã phát triển thêm một tựa game mới gọi là Counter Strike Source (CSS). CSS được phát triển dựa hoàn toàn vào egine của Half Life 2. Có lẽ vì vậy mà nó được nhiều người săn đón và trở thành một trong những tựa game hot nhất của Steam bấy giờ. Sau này CSS đã được nâng cấp lên thành Counter Strike GO, tựa game được Valve chú trọng phát triển cho đến tận bây giờ.

3. Sự đầu tư khôn ngoan từ Valve

Điều gì khiến “Steam” trở thành một ông lớn trong ngành công nghiệp game? - Ảnh 4.

Có thể nói rằng nếu không có CSS thì chắc chắn Steam sẽ không có được vị thế như ngày hôm nay. Cùng với sự gia tăng lớn về thị phần từ Counter Strike GO, Steam đã thu hút được rất nhiều nhà cung cấp game. Đó là nền tảng để họ có thể mang về những tựa game như Left 4 Dead, từ đó củng cố thêm sự thống trị của mình.

Bên cạnh mang về những tựa game tiềm năng và có sức hút, Valve cũng phát triển thêm nhiều tính năng thú vị như chat, API (giao diện lập trình ứng dụng), tính năng giao dịch các item trong game,... Những điều này dường như đã biến Steam thành một mạng xã hội chuyên về game thực thụ. Tại đây, mọi người có thể thoải mái trao đổi, trò chuyện hoặc thậm chí là chia sẻ những thành tích đạt được trong game lên để “khoe” với bạn bè.

Đặc biệt là tính năng trade (giao dịch), nó đã mang tới cho Steam một thị trường lúc nào cũng sôi nổi. Bây giờ, người ta không chỉ chơi game để cho vui, mà còn để kiếm tiền nữa. Thông qua hệ thống mua bán vô cùng bảo mật, Steam đã cung cấp cho người dùng một cơ hội để làm giàu ngay trên chính tựa game họ yêu thích.


    betterchoice