Vì sao chưa xuất hiện Steve Jobs "made in China"?

PV  | 01/12/2011 05:01 PM

Khi hàng triệu cư dân mạng Trung Quốc chia buồn về cái chết của Steve Jobs, họ cũng đặt ra 1 câu hỏi rằng tại sao Trung Quốc không thể sản sinh ra 1 Steve Jobs của riêng mình?

Có lợi thế dân số đông. Là một nước có nền kinh tế phát triển vào loại nhanh nhất thế giới (một số liệu gần đây theo Ngân hàng thế giới thì Trung Quốc thậm chí đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ), nhưng dường như Trung Quốc không có một nhân vật nổi bật hẳn trong thế giới công nghệ như Steve Jobs của người Mỹ. Khi hàng triệu cư dân mạng Trung Quốc chia buồn về cái chết của Steve Jobs, họ cũng đặt ra 1 câu hỏi rằng tại sao Trung Quốc không thể sản sinh ra 1 Steve Jobs của riêng mình?

Cựu phó chủ tịch Google toàn cầu và là Chủ tịch Google tại Trung Quốc Kai-fu Lee lý giải điều này trên trang weibo rằng nền giáo dục Trung Quốc nhấn mạnh quá nhiều vào việc học thuộc lòng và ghi nhớ thay vì bồi dưỡng tư duy phê phán. 

Cư dân mạng Trung Quốc tưởng nhớ Steve Jobs: ảnh bbên ngoài App Store ở Thượng Hải khi Steve Jobs qua đời.

Ông chỉ ra rằng không phải do người Trung Quốc không đủ thông minh hay nước này không có một nhân vật tiềm năng để trở thành một Steve Jobs. Lịch sử đã chứng minh Trung Quốc đã từng có những nhân vật tiên phong trong lĩnh vực này như nhà đồng sáng lập Yahoo Jerry Yang  hay người đồng sáng lập Youtube là Steve Chan.

Một cuộc khảo sát do 1 website nổi tiếng thực hiện phát hiện ra rằng 63,3% số người tin rằng Trung Quốc sẽ không thể “cho ra đời” 1 Steve Jobs với 1 Trung Quốc như hiện nay. 28,9% số người nghĩ rằng thậm chí sẽ chẳng có 1 cơ hội mảy may nào cho điều này xảy ra. Chỉ có 7,8% tin rằng cơ hội sẽ chỉ tồn tại trong 20 năm tới. 


Nói chung, có quá nhiều hạn chế và những sự can thiệp từ nhiều mặt cho sự phát triển của những nhân vật mang tính sáng tạo cao như Jobs. Ví dụ, tâm lý “bầy đàn” là một xu hướng rất phổ biến ở đất nước này. Những người đi tiên phong, đưa ra ý kiến đột phá đi ngược lại ý kiến chung thường sẽ bị cho ra rìa. Ở Trung Quốc, quyền sở hữu trí tuệ vẫn đang bị xem nhẹ. Một ý tưởng được đầu tư bằng rất nhiều trí tuệ và tiền bạc có thể sẽ bị đánh cắp chỉ trong 1 ít ngày. Một nguyên nhân nữa đó là áp lực để mưu sinh ở đất nước này là rất lớn. Do đó, có rất ít người có thể sống và phát triển niềm đam mê của riêng mình.

Steve Jobs được sinh ra và lớn lên ở Mỹ và ông không phải đối mặt với những khăn đó. Một vài người đã bình luận về Jobs thế này: ông có khả năng kì lạ để xác định xem cái gì nên tồn tại nhưng chưa xuất hiện. Jobs có thể kết hợp các công nghệ phù hợp với các yếu tố thẩm mỹ để tạo ra những sản phẩm có sức quyến rũ tuyệt vời. Chính điều đó đã đặt viên gạch nền để Apple trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới..

Một thập niên cách đây, Apple là công ty đang đứng trên bờ vực phá sản. Khi Jobs quay trở lại Apple, công ty đang đối mặt với thâm hụt ngân sách 18,6 tỷ USD. Jobs lên nắm quyền và bắt đầu thực hiện hàng loạt thay đổi, quay vòng phát triển các sản phẩm mới. Dưới bàn tay nhào nặn của Jobs mà Apple trở thành 1 trong những công ty giàu có nhất thế giới. Người ta tính được rằng thu nhập của Apple có thể ngang với thu nhập của 1 quốc gia.

Người ta nhận ra rằng những sản phẩm mới của Apple khi ra mắt dưới bàn tay của Steve Jobs luôn được cả thế giới chú ý bởi các sản phẩm đó, theo cách này hay cách khác, sẽ làm thay đổi cấu trúc của cả 1 ngành công nghiệp. Có lẽ đây là khoảng cách lớn nhất giữa các công ty công nghệ Trung Quốc và Mỹ. Doanh nghiệp Trung Quốc dựa hoàn toàn vào nhu cầu thị trường và người tiêu dùng. Họ chỉ cố gắng chạy theo xu hướng thị trường và hầu như không thể thực hiện một sản phẩm sáng tạo nào đó một cách triệt để. Họ không muốn bị bỏ lại phía sau hay đi tiên phong quá sớm, do đó luôn nhường vai trò “dẫn đường” cho người khác và làm theo khi nhận ra đi theo xu hướng đó sẽ đem lại lợi nhuận. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang phát triển theo cách này. Do đó, dường như họ không đủ khả năng để tạo nên 1 xu hướng thị trường để thành người đi đầu.

Hơn thế nữa, một trong những yếu tố giúp Apple trở thành doanh nghiệp có giá trị nhất toàn cầu là họ có sự giúp sức của chính phủ. Ngược lại, ở Trung Quốc, sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước đã làm hạn chế sức cạnh tranh, cản trở việc nâng cấp công nghệ, làm giảm hiệu quả việc phân bổ nguồn lực, can thiệp vào trật tự cạnh tranh thị trường ở nước này.

Trung Quốc là một trong số các nước mà việc phân bổ nguồn lực được thực hiện theo hệ thống sở hữu: Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân nhận được những ưu đãi hoàn toàn khác nhau. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân mà Trung Quốc không thể sản sinh ra những người như Steve Jobs hay 1 doanh nghiệp như Apple. Qian Xueshen -  một nhà khoa học nổi tiếng của Trung Quốc trước khi qua đời đã đặt ra 1 câu hỏi nổi tiếng ở nước này rằng: "Vì sao người Trung Quốc không thể xưng danh?". Ngày nay, khi mà Jobs đã trở thành 1 phần của lịch sử, nhiều cư dân mạng bắt đầu đặt ra câu hỏi: "đâu là Steve Jobs của Trung Quốc?".

Tất nhiên không có gì lạ khi Trung Quốc không thể sản sinh ra Steve Jobs bởi Jobs sở hữu ”sự hoang tưởng” đã mang lại thành công cho Apple ngày hôm nay. Nếu một ngày ở Trung Quốc xuất hiện 1 nhân vật có sự hoang tưởng đó, Apple của Trung Quốc sẽ ra đời. Có thể sẽ là điều khó tin, nhưng đó chính là cốt lõi của vấn đề. 

Tham khảo: Businessinsider