Trong tương lai, Android sẽ không còn mở nữa?

Thành Luân  | 07/04/2011 12:00 PM

Hệ điều hành mã nguồn mở là điểm mạnh những cũng là huyệt tử của Android, Google đã nhanh chóng nhận ra và mạnh tay khắc phục điều này.

Hệ điều hành Android của Google đang được coi là một thế lực rất lớn trong cuộc chiến hệ điều hành di động. Thế hệ điện thoại chạy trên nền Android đã nhanh chóng leo lên vị trí đứng đầu, và máy tính bảng Android đang là đối thủ đáng gờm của iPad. Khả năng mở rộng của Android chính là yếu tố mang lại thành công, nhưng chính sự thiếu kiểm soát của Google đã khiến cho các nhà phát triển ứng dụng cảm thấy bối rối trước sự phát triển ồ ạt của các thiết bị di động, và điều đó có thể giết chết chính Android.
 
Trong một cuộc điều tra của Appcelerator, có tới 88% các nhà phát triển ứng dụng cho rằng Android là hệ điều hành mở tốt nhất hiện nay, trong khi 76% xếp Android vào ứng cử viên số một cho danh hiệu “Hệ điều hành có tiềm năng phát triển lớn nhất”. Gần 2/3 người đánh giá Android sẽ là hệ điều hành di động số một trong tương lai. Nhưng câu hỏi đặt ra lúc này là: “Phiên bản Android nào?”
 
 
Những nhà phát triển ứng dụng trên Android luôn phải giải quyết rất nhiều câu hỏi.
 
Sự nổi tiếng rộng rãi của Android khiến cho tất cả các hãng phải lao vào phát triển ứng dụng cho nó. Nhưng vấn đề là họ phải cân nhắc quá nhiều thứ trước khi bắt tay vào làm việc. Chẳng hạn như họ sẽ phát triển ứng dụng cho di động hay máy tính bảng? Với phiên bản Android nào? Liệu ứng dụng họ phát triển có thể tương thích được với phần cứng của các thiết bị dùng Android hay không? Nên nhớ rằng số lượng thiết bị dùng Android là vô cùng lớn, trong khi iOS của Apple chỉ đếm trên đầu ngón tay.
 
Al Hilwa, một nhà phân tích của IDC đồng ý rằng đây chính là vấn đề của Android. Cấu hình đa dạng của những thiết bị dùng Android khiến cho quy trình phát triển ứng dụng phải trải qua rất nhiều khâu chạy test thử, dẫn đến việc phát triển ứng dụng cho Android trở nên khó khăn. Và vì thế các nhà phát triển ứng dụng sẽ lược giản ứng dụng của họ để cố gắng tương thích với đa số thiết bị trên thị trường, hơn là "cố đấm ăn xôi" chạy theo khối lượng công việc quá lớn như vậy. Chính điều này khiến cho chất lượng các ứng dụng trên Android không hoàn toàn được tốt và chưa thể tận dụng hết khả năng của những chiếc điện thoại có cấu hình mạnh. Hilwa cho rằng –“Đây là một vấn đề có thể giải quyết được, nhưng nó giống như một thùng thuốc nổ, Google cần phải chậm rãi và thận trọng mới có thể xoay chuyển tình hình này.”
 
Scott Schwarzhoff, phó giám đốc marketing của Appcelerator cũng chỉ ra những vấn đề tương đồng. Một người phát triển ứng dụng trước tiên phải quyết định chọn giữa Android, iOSWindows Phone 7, tiếp theo là lựa chọn phiên bản Android phù hợp với hãng sở hữu thiết bị họ muốn phát triển. Phức tạp hơn nữa là mỗi một thiết bị của các hãng khác nhau cần những kỹ năng lập trình khác nhau như Java và Objective-C. Sau đó họ phải lựa chọn sẽ lập trình cho di động hay máy tính bảng, rồi bước cuối cùng là lựa chọn sẽ đưa ứng dụng của mình lên trang web nào. Schwarzhoff giải thích –“ Với một đống vấn đề mà họ phải giải quyết, những người phát triển ứng dụng trên di động đang đối mặt với một công việc có tỉ lệ rủi ro rất cao, nếu không xây dựng một hệ thống nhân sự tốt và quy trình làm việc hợp lý thì họ sẽ gặp nhiều vướng mắc.”
 

Sự đa dạng của điện thoại Android cũng là trở ngại cho việc phát triển ứng dụng.
 
Google vẫn là người chủ sở hữu những đoạn code đó, và sử dụng như thế nào là quyền của họ. Điều mà Google, cần làm bây giờ là hợp tác với các nhà sản xuất để cho ra một cấu hình tiêu chuẩn dành cho điện thoại sử dụng Android, và cho ra phiên bản Android một cách đồng bộ để những nhà phát triển ứng dụng không phải đứng trước quá nhiều sự lựa chọn.
 
Tham khảo pcworld