Khi sự háo hứng và những tin đồn tạm lắng xuống để nhường chỗ cho lễ khai mạc của sự kiện WWDC, những gì mà Apple đã trình diễn đều cho chúng ta thấy được toàn bộ thế mạnh của hãng trong ngành công nghiệp đi dộng. Hai năm gần đây, WWDC đã trở nên khác rất nhiều so với những gì mà chúng ta biết về sự kiện này trước đó. Không có iPhone, iPad hay iPod mới ra mắt và Mac thì được nâng cấp, Apple đang thể hiện những gì mà mình cho là tốt nhất: Hợp nhất phần cứng và phần mềm.
Một trong những sở trường của Apple đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa các sản phẩm và cách mà người dùng tương tác với sản phẩm thông qua nền tảng hệ điều hành là iOS và OS X. Trong khi đó thì các đối thủ của táo như Android, Windows hay Windows Phone lại chọn một hướng đi khác khi cho phép các hãng sản xuất phần cứng khác chế tạo các thiết bị sử dụng nền tảng của họ thì những sản phẩm của Apple lại do chính tay táo khuyết thiết kế và sản xuất.
Tất nhiên, cách làm của Apple cũng có hạn chế của nó khi mà các iDevices không hoàn toàn hấp dẫn được người dùng. Để dễ hình dùng hãy thử tưởng tượng nếu bạn đang muốn mua một chiếc smartphone chạy Android nhưng lại không thích điện thoại của HTC thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các sản phẩm khác đến từ Samsung hay Motorola. Trong khi đó sẽ là không thể nếu bạn muốn một chiếc iPhone có màn hình lớn hơn và như chúng ta đã thấy, đó không phải là vấn đề lớn với Apple: iPhone, iPad hay iPod touch vẫn đạt doanh số bán hàng cao ngất ngưởng khiến cho bất cứ hãng sản xuất phần cứng nào đều phải thèm muốn. Ngoài ra, cũng không thể phủ nhận rằng các sản phẩm táo luôn thích hợp với cả những người sành sỏi về công nghệ hay những người dùng phổ thông bởi tính đơn giản và tiện dụng.
Quay trở lại WWDC 2012. Những gì mà Apple muốn gửi gắm tới người dùng đã quá rõ ràng dù cho đó không phải là một tuyên bố cụ thể: Đó là sự độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ hãng nào. Đơn cử nhất là việc táo khuyết đang dần dần giảm bớt sự phụ thuộc vào Google thông qua việc thay thế ứng dụng Google Maps tồn tại đã lâu tren iOS bằng một ứng dụng bản đồ do chính tay mình phát triển.
Bên cạnh đó, Apple cũng đã chú trọng hơn tới các tính năng chia sẻ trong iOS 6 bằng cách tích hợp mạng xã hội Facebook sâu hơn bên trong hệ điều hành này, sau khi đã tích hợp Twitter trong iOS 5. Cách làm này rõ ràng rất đáng hoan nghiêng khi mà nhu cầu chia sẻ của người dùng di động đang tăng lên cộng với việc tỷ lệ số người iOS sử dụng Facebook cũng khá cao. Tích hợp thêm Facebook, vị thế của iOS dường như đã được tăng lên thêm khá nhiều.
Không chỉ muốn độc lập về phần mềm mà Apple còn muốn tự do cả về phần cứng và hợp nhất theo đúng những gì mà hãng này đã nói. Hiện nay, phần lớn các sản phẩm của Apple đều sử dụng những linh kiện điện tử đến từ Samsung và điều này đặt táo vào trong một vị trí chịu nhiều rủi ro hơn trong trường hợp Apple và Samsung có xung đột lớn. Do đó mà các kỹ sư của hãng này đang tìm cách tự chế tạo các linh kiện điện tử để sử dụng cho chính sản phẩm của mình. Ngoài việc giảm rủi ro đến từ các nhà sản xuất khác thì cách làm này cũng ít nhiều làm tăng tính tương thích giữa phần cứng và phần mềm cho các sản phẩm của táo khuyết lên một tầm cao mới. Tất cả những hành động trên đều cho thấy tham vọng của táo khi muốn tự mình sản xuất những thiết bị dưới thương hiệu Apple từ A đến Z.
Không ai bảo ai nhưng tất cả đều hiểu những gì mà Apple muốn thực hiện tất cả đều đã rõ, một cuộc chiến với Google đang được khởi xướng và sự "bá đạo" của Apple cũng theo đó mà lớn dần lên.
Tham khảo: SlashGear