Núi tiền và sự sợ hãi đã giết Apple như thế nào

PV  | 14/09/2012 12:10 AM

Apple đã chết như thế nào?

Tiếp tục câu chuyện chúng ta đã nói đêm qua, có một Apple tôi biết, nhiều iFan biết đã chết. Có thể, trong ngắn hạn, Apple vẫn là số 1, vẫn là market leader nhưng sự vĩ đại, thứ làm tôi dành trọn con tim cho Apple và sản phẩm của họ đã biến mất.
 
Điều gì đang giết chết Apple? Điều gì đang khiến thần thoại công nghệ trở nên tầm thường như bao kẻ khác?
 
Giới hạn công nghệ
 
Nhiều người nói gì đó về giới hạn công nghệ và giới hạn trong thiết kế mà dường như Apple đang không thể vượt qua. Bức tường quá lớn của những hạn chế trong công nghệ pin, công nghệ thiết kế... được cho là đã và đang cản bước tiến của cả thế giới công nghệ chứ không riêng gì Apple.
 
nui-tien-va-su-so-hai-da-giet-apple-nhu-the-nao

Nhưng thực tế có phải như vậy không? Có thể có nhưng không quan trọng.Từ 2 lên 3G cũng đâu có bước nhảy vọt nào quá lớn về công nghệ? Hay thời iPad ra mắt, thực tế, Apple cũng không hưởng lợi quá nhiều từ tiến bộ công nghệ.
 
Mà quan trọng là

Khi núi tiền đè bẹp sự sáng tạo
 
Cách đây ít lâu tôi có đọc một bài báo trên New York Time với tựa đề: tại sao các công ty với cả núi tiền luôn rất tệ trong việc đổi mới và đột phá. Và có lẽ, bài viết này đúng hoàn toàn với trường hợp của Apple hiện tại cũng như rất nhiều người khổng lồ trong quá khứ như Nokia hay RIM.

nui-tien-va-su-so-hai-da-giet-apple-nhu-the-nao

Khi có rất nhiều tiền, đang đạt lợi nhuận và doanh thu ở mức không thể tin nổi, bạn sẽ ngại sáng tạo, ngại thay đổi. Đơn giản, bởi mỗi sự thay đổi, đột phá đều đem lại rất rất nhiều rủi ro. Sự thật là việc sáng tạo luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Với những start-up không có gì để mất họ thường cho ra rất nhiều sản phẩm đột phá, cách mạng bởi cái sự đánh đổi của họ là đáng. Trong khi với những công ty như Apple hiện nay, cách mạng đồng nghĩa với việc họ đánh cuộc bằng một tài sản trị giá 650 tỷ USD.
 
Xét cho cùng, dù là Apple, Samsung hay Nokia thì mục tiêu cuối cùng của các ông chủ cũng là tiền. Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome và gốc rễ của mọi câu chuyện trên thương trường cũng không ra khỏi 1 chữ: Tiền. Những công ty lớn không có đủ độ liều sẽ không dám liều để mất những thứ đang có. Một quy luật hiển nhiên trong cuộc sống, khi chiếc xe càng lớn, quán tính càng cao. Các công ty cũng vậy, bộ máy họ lớn và nặng nền đến mức gần như loại bỏ hoàn toàn những yếu tố sáng tạo trong hoạt động.
 
nui-tien-va-su-so-hai-da-giet-apple-nhu-the-nao

Trở lại trường hợp của Apple. Thậm chí, với Apple, câu chuyện hay cỗ xe của họ còn kinh khủng hơn những công ty khác. Gánh nặng của việc bắt buộc phải thành công, thành công rực rỡ có lẽ, đã đè chết sự sáng tạo vốn có của họ. Hãy tưởng tượng xem, chuyện gì sẽ xảy ra nếu như iPhone 5 thất bại hay chỉ đơn giản là "thành công khiêm tốn"? Có lẽ, là một thảm họa trị giá vài chục tỷ USD.
 
Trong khi đó, chiến lược và brand image (tạm dịch: hình ảnh thương hiệu) của Apple không cho phép họ thử nghiệm. iPhone là dòng sản phẩm 1 nhánh thẳng duy nhất, tức là họ không được phép làm như Samsung, tung ra hàng loạt smartphone, để rồi trong hàng chục thất bại, có một sản phẩm làm nên thành công. Họ không có quyền sản xuất iPhone 5A và iPhone 5B, chỉ duy nhất, 1 chiếc điện thoại của Apple với những gì tinh hoa nhất được phép tồn tại.
 
iPhone 5: Sự lựa chọn an toàn
 
Và thế đó, áp lực của sự thành công khiến cho Tim Cook phải chọn giải pháp an toàn. Tung ra iPhone 5 với nhiều cải tiến đáng giá và iPhone 5 vẫn là chiếc điện thoại tốt nhất thời điểm này thay vì đưa ra một mẫu sản phẩm cải tiến hoàn toàn so với phiên bản cũ. Hay gọi một cách "thân mật" hơn thì là kế thừa thành công từ người tiền nhiệm. Và phương án Tim Cook đưa ra, chắc chắn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các ông chủ của Apple, vốn là những quỹ đầu tư lớn nhất thế giới.
 
nui-tien-va-su-so-hai-da-giet-apple-nhu-the-nao

iPhone 5, với sự tuyệt vời nó có cộng thêm hệ thống phân phối và sản xuất hoàn hảo dưới bàn tay của nhà kinh tế thiên tài Tim Cook chắc chắn sẽ phá sâu, rất sâu kỷ lục của 4s. Nhưng đâu đó, nỗi buồn vẫn là cảm giác chủ đạo của một iFan hạng nặng như tôi.
 
Câu chuyện nhà lãnh đạo và sự sợ hãi
 
Trong bài phát biểu đã trở thành huyền thoại của Steve tại Standford năm 2005, ông đã một lần đề cập đến sức ép thành công của những ai phải làm ở Apple. Tôi xin trích nguyên văn lại 2 câu nói của ông:

"The heaviness of being successful was replaced by the lightness of being a beginner again, less sure about everything. It freed me to enter one of the most creative periods of my life."
 
nui-tien-va-su-so-hai-da-giet-apple-nhu-the-nao

Rõ ràng, sức ép thành công ở Apple là quá lớn. Ngay cả một con người cá tính mạnh mẽ như Steve còn thấy việc thoát khỏi gánh nặng này và một lần nữa start-up khiến ông trở nên sáng tạo và vĩ đại như thế này thì với những con người hiện tại của Apple, liệu họ có dám đánh một ván bài lớn hơn vài trăm lần hay không? Nó có dám thẳng tay sát phạt và trở nên vĩ đại không hay chỉ bảo vệ thành công mà họ đang có?
 
Sự vĩ đại của Apple, đến từ những điều kỳ diệu. Một Apple không còn những điều đó, chỉ đơn giản là một công ty "to" nhất thế giới không hơn không kém.

Và vai trò của 2 CEO, sự khác biệt của hai người đàn ông quyền lực nhất hành tinh là thế nào? Chúng ta hãy cùng bàn trong bài viết sau: Nỗi sợ Tim Cook và sự vĩ đại của Steve Jobs.