Những thiết bị Android tệ hại nhất trong năm 2011

PV  | 03/01/2012 0:00 AM

Những chiếc điện thoại và máy tính bảng chạy Android bạn không nên tốn tiền mua về kẻo lại rước cục tức vào mình.

Khách quan mà nói thì hệ điều hành dành cho các thiết bị di động của Google - Android là một phần mềm rất tốt. Với tính “mở” của mình, nó được hàng loạt những hãng công nghệ tên tuổi trên thế giới như Samsung, HTC, Motorola, LG… ứng dụng trên dòng thiết bị smartphone và tablet. Rất nhiều sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích và khen ngợi nhưng bên cạnh đó cũng có không ít sản phẩm tệ hại trên thị trường. Sau đây là những thiết bị bạn không nên tốn tiền mua về kẻo lại rước cục tức vào mình.
 
 
 
Chiếc điện thoại 2 màn hình đầu tiên chạy Android. Đáng nhẽ ra người sử dụng sẽ rất thích thú khi có thêm một màn hình phụ nữa giúp cho việc sử dụng nhiều phần mềm cùng lúc trở nên dễ dàng hơn. Thế nhưng hãng sản xuất lại quá tiết kiệm trong việc thiết kế cơ sở phần cứng dẫn đến không đáp ứng đủ cho tính năng đa nhiệm vận hành tốt. Ý tưởng rất thú vị nhưng rất tiếc lực lại không đủ, đó chính là lý do Kyocera Echo thảm bại trên thị trường. Bên cạnh đó hiện tại số lượng ứng dụng hỗ trợ thao tác trên 2 màn hình của Kyocera vẫn dậm chân ở con số 0 tròn trĩnh. Vì thế chiếc điện thoại 2 màn hình của Kyocera dường như là 1 trong những ý tưởng độc đáo nhất của năm, và cũng là thất bại nhất trong năm.
 
Huawei MediaPad
 
 
Đây là sản phẩm tiêu biểu cho sự kết hợp không ăn khớp giữa phần cứng và phần mềm. Chiếc tablet này có cấu hình rất khá: cpu dual core, màn hình 7 inch to rộng với độ phân giải 720p, hỗ trợ HSPA+ và body nhôm nguyên khối đẹp mắt, chắc chắn. Sự kết hợp của Huawei MediaPad và Android 3.2 đáng nhẽ ra phải là cực kỳ tốt đẹp thế nhưng sự can thiệp của T-Mobile với một vài chỉnh sửa cùng với phần mềm của hãng này đã biến Springboard (tên gọi khác của Huawei MediaPad khi được T-Mobile phát hành) trở thành một sản phẩm thảm hoạ: máy chạy chậm chạp, vừa giật vừa lag lại hay bị crash…
 
 
 
Từng mệnh danh là smartphone “bom tấn” – là chiếc điện thoại đầu tiên của Motorola hỗ trợ mạng 4G LTE của hãng Verizon, cũng là sản phầm đẩu tiên chạy Android tiếp cận công nghệ mới này. Thiết bị này được giới thiệu ở CES 2011, thu hút được sự chú ý của rất nhiều người nhưng rồi nó lại gây thất vọng tràn trề khi ra mắt quá muộn ( tháng 9/2011) và có khá nhiều lỗi vặt. Nhiều tín đồ công nghệ lỡ tay mua Motorola Droid Bionic tỏ ra hối hận khi chỉ khoảng một tháng sau, chiếc Droid Razr ra mắt với kiểu dáng mỏng gọn hấp dẫn hơn rất rất nhiều.
 
Motorola Atrix 
 
Nếu như có chiếc smartphone nào gây nhiều thất vọng nhất trong năm nay thì đó có lẽ là Motorola Atrix. Từng gây được rất nhiều sự chú ý và kỳ vọng lúc ra mắt tại Mỹ vào đầu năm nay. Nhưng khi đưa ra lưu hành trên thị trường Motorla Atrix nhận được rất nhiều chỉ trích. Phần lớn các phàn nàn về Atrix đều nhắm tới giao diện Motorola Blur rối rắm và thiếu ổn định. Bên cạnh đó tính năng "đinh" của máy là khả năng kết nối với màn hình để sử dụng như 1 netbook lại đòi hỏi phải mua thêm 1 dock có giá tới hơn 2 triệu đồng và lại rất cồng kềnh, không tiện mang theo.

Mặc dù sở hữu cấu hình ổn và tầm giá hiện tại đã rất dễ mua nhưng Motorola Atrix vẫn là chiếc smartphone nên tránh nếu bạn có ý định đầu tư cho 1 chú Android "tươm tất".
 
 
 
Một chiếc điện thoại Android giá rẻ, thực tế thì ngoài vỏ ngoài khá chắc chắn, nhưng ngoài những ưu điểm về mặt thiết kế thì Samsung Galaxy Y không còn điểm nào tốt. Màn hình nhỏ, lóa cộng với phân giải thấp và nhòe  của chiếc điện thoại này khiến cho việc đọc chữ rất khó khăn, điều khiển máy cũng khá bất tiện, các icon vướng víu vào nhau nên dễ bấm nhầm. Cấu hình của máy yếu, không đủ khả năng đáp ứng được nhiều ứng dụng chạy đồng thời dẫn đến hay bị treo, giật gây khó chịu. Thành thực mà nói, cũng khó có thể yêu cầu nhiều hơn ở Galaxy Y bởi mức giá khiêm tốn của nó. Tốt nhất nếu muốn sở hữu một chiếc điện thoại Android, bạn nên tìm một chiếc có màn hình và cấu hình vừa tầm để có thể thấy hết cái hay của hệ điều hành này.