Nhắn tin đang “giết chết” ngôn ngữ của chúng ta

LK  | 03/08/2012 03:30 PM

Một nghiên cứu mới đây nhất của trường đại học Wake Forest tại Mỹ đã chỉ ra rằng, sự rối loạn trí não từ việc nhắn tin đang khiến cho rất nhiều người mất đi khả năng làm chủ ngôn ngữ. Xuất phát từ việc bất lực trong giải mã thứ ngôn ngữ mới mẻ của thanh thiếu niên hiện nay, các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng những ký tự viết tắt trong tin nhắn với mức độ nghèo nàn về mặt ngữ pháp của người dùng. Audrey Pound, một học sinh lớp 8 cho biết:“Đôi khi em cảm thấy có hai thứ ngôn ngữ đang tồn tại cùng lúc trong đầu. Nhiều khi em chẳng thể phân biệt được chúng nữa”.
 
nhan-tin-dang-giet-chet-ngon-ngu-cua-chung-ta
 
Chắc chắn rằng việc nhắn tin thường xuyên đã hình thành nên một loại ngôn ngữ mới. Sau đây là một đoạn văn được viết bởi một học sinh ở Anh gồm toàn những ký tự vô nghĩa khiến cho giáo viên của cô bé không thể dịch nổi: ”My smmr hols wr CWOT. B4, we used 2go2 NY 2C my bro, his GF & thr 3:- kids FTF. ILNY, it’s a gr8 plc”. Tạm dịch là “Kỳ nghỉ hè của em thật là một sự lãng phí thời gian. Trước đây, em đã từng tới New York để gặp anh trai cùng vợ và ba đứa trẻ của họ. EM thực sự rất yêu New York, đó quả là một nơi tuyệt vời.(!) (My summer holidays were a complete waste of time. Before, we used to go to New York to see my brother, his girlfriend and their three screaming kids face to face. I love New York. It’s a great place).

nhan-tin-dang-giet-chet-ngon-ngu-cua-chung-ta

Những thí nghiệm được thực hiện bởi Drew Cingel (ĐH Wake Forest) và S. Shyam Sundar (ĐH Penn State) đã cho thấy học sinh nào càng sử dụng nhiều ký tự viết tắt trong nhắn tin thì càng mắc nhiều lỗi trong bài kiểm tra ngữ pháp. Quan trọng nhất, nguyên nhân không phải chỉ nằm ở việc nhắn tin mà là việc sử dụng các ký tự viết tắt (các nhà nghiên cứu gọi đây là là “sự thích nghi”). Họ đã đi đến kết luận: ”Những kết quả thí nghiệm này củng cố thêm cho giả thuyết về mối quan hệ ngược chiều giữa việc nhắn tin và khả năng ngôn ngữ của thanh thiếu niên ngày nay”.
nhan-tin-dang-giet-chet-ngon-ngu-cua-chung-ta
 
Tuy nhiên, những người phản đối cũng không nên ăn mừng quá sớm: Nhiều nghiên cứu ngược lại cũng đã chỉ ra rằng việc sử dụng các ký tự viết tắt trong nhắn tin lại có thể giúp nâng cao khả năng đánh vần và đọc hiểu của người dùng. Theo hai nhà nghiên cứu Clare Wood and David Crystal, các trung khu thần kinh nhận thức khi giải mã các ký tự viết tắt kia sẽ vô tình giúp học sinh suy nghĩ nhiều hơn về các thuộc tính khác của ngôn ngữ.
nhan-tin-dang-giet-chet-ngon-ngu-cua-chung-ta
 
Dù thế nào đi nữa, các bậc phụ huynh và giáo viên vẫn nên ghi nhớ bài học sau đây: "Hãy để điện thoại di động cách xa trẻ em khi chúng làm bài tập làm văn của mình" bởi điều này sẽ giúp chúng cải thiện ngôn ngữ một cách hiệu quả nhất.
 
Tham khảo: Techcrunch
Xem thêm:

điện thoại