| 22/06/2012 07:41 PM
Microsoft vừa mới công bố chiến binh mới của hãng trong chiến trường PC: Surface. Surface là sản phẩm do hãng tự thiết kế và sản xuất với hai phiên bản chạy Windows 8 (bản Windows dành cho PC, laptop dùng chip x86 “truyền thống”) và Windows RT (bản Windows dành cho máy tính bảng dùng kiến trúc ARM).
Nhưng nên nhớ rằng, hãng gọi chúng
PC, chứ không chỉ là tablet.
Microsoft không chấp nhận sự phân biệt giữa PC và tablet mà Apple và một số nhà
sản xuất khác sử dụng. Thế cho nên, cả hai phiên bản Surface đều bao gồm bàn
phím có thể kéo ra, khiến chúng trông giống như notebook. Phiên bản thứ 2 –
Surface dùng Windows 8 Pro sẽ được bán ra vào cuối 2012 và đầu 2013 – sẽ chạy
được các ứng dụng Windows cũ và sẽ phù hợp sử dụng trong công việc hay cho
những người thích dùng hàng cao cấp, như là một đối thủ của Macbook Air và
Ultrabook.
Đây là một bước chuyển lớn
của Microsoft, và là quả đảo chiều lịch sử của chiến lược Windows, sản phẩm
được bán rộng rãi như là một phần mềm bán kèm, trong khi lượng bán trực tiếp
lại thấp. Mô hình này là tuyệt vời cho Microsoft bởi khi hãng kiểm soát tốt chi
phí phát triển cho các phần mềm tung ra thị trường, thì mỗi sản phẩm bán thêm
được sẽ cho lợi nhuận cực cao. Đó là lý do giải thích vì sao Microsoft có thể
giữ được lợi nhuận điều hành 70% hoặc cao hơn nữa từ Windows trong hàng thập
kỷ.
Nhưng những sản phẩm kiếm được trong vòng 5 năm tới ở lĩnh vực PC sẽ là các máy vi tính di động – tablet và notebook (xem hình trên). Cho đến giờ chỉ mới có một chiếc tablet thành công là iPad, và nó đang “ngoạm” mất một phần miếng bánh laptop truyền thống. Microsoft tin rằng Windows 8 chỉ có thể thành công khi mà nó có được sự kết hợp giữa phần cứng tuyệt vời và tính năng như của một tablet hay notebook và hãng không tin tưởng các nhà sản xuất PC của mình lắm về điều đó.
Vậy, liệu có phải Microsoft
đang trong một cuộc tổng đại tu?
Nhìn lại lịch sử Microsoft,
hãng này chỉ sản xuất phần cứng vì 2 lý do:
Để bước vào một thị trường mới, nơi hãng thấy nó có sự đe doạ khả dĩ tới PC Windows. Đó chính là nguyên do thúc đẩy Microsoft làm Xbox. Trước kia Sony và các nhà sản xuất khác tạo dựng nên được những máy chơi game đem lại lợi nhuận cao, và làm ồn lên về chuyện console sẽ thay thế PC cho khách hàng. Microsoft đã đầu tư hàng tỷ USD vào thị trường này để trở thành kẻ dẫn đầu. Hãng này giờ đây đang kiếm lợi lớn từ Xbox, dù cho hãng đã bỏ khoảng 4 tỷ USD vào sản phẩm này. Máy nghe nhạc Zune và chiếc điện thoại mạng xã hội Kin cũng nằm trong chiến lược tương tự, chỉ có điều cả hai đã thất bại thảm hại.
Surface là ví dụ tiêu biểu của lý do thứ hai. Điều đó có thể chứng minh như sau:
Microsoft nói rằng họ sẽ bán Surface với một cái giá “cạnh tranh” với sản phẩm của các nhà sản xuất PC khác. Microsoft sẽ không chiếm thị phần của bằng cách chơi trên tay các đối thủ (việc mà hãng dễ dàng làm, bởi vì hãng sẽ không phải trả khoảng 1,5 triệu – 3 triệu đồng cho mỗi bản Windows cài trên Surface). Làm như thế, Microsoft muốn Surface thực sự trở thành sản phẩm kinh doanh, khi tối ưu hóa chi phí sản xuất phần cứng hoặc hãng sẽ bị mỗi chiếc Surface bán ra “móc túi” một khoản lợi nhuận từ mảng kinh doanh chính của hãng – Windows.
Microsoft đã lặp đi lặp lại rằng hãy không coi tablet là một thị trường mới mà hãng sẽ chinh phục. Hãng coi tablet là một dạng PC mới, và tin rằng những chiếc PC đó nên chạy Windows. Hãng đã thiết kế Windows 8 và Windows RT cho mục đích đó, và nó nhấn mạnh sự pha trộn đó như là điểm chính yếu để chống lại iPad.
Surface
có thể trở thành một ngành kinh doanh hời to cho Microsoft trong nhiều năm, như
chuột và bàn phím.
Nhưng, nhiệm vụ chính của nó lại là cổ vũ các nhà sản xuất PC khác thấy sự cần
thiết của việc xây dựng các sản phẩm chạy Windows 8. Từ đó họ sẽ có động lực
vươn lên để tranh ngôi với Surface. Đó cũng là cách để Microsoft có thể giữ
được doanh số hàng trăm triệu bản Windows mỗi năm và cống hiến 20 tỷ USD doanh
thu về cho Microsoft.
Vì
thế, nói cách khác là Microsoft bị buộc phải nhảy vào kinh doanh phần cứng một
lần nữa. Chứ không phải là hãng thực sự muốn làm điều đó.
Tham khảo: BusinessInsider