Lý do bạn không được nhận vào các công ty công nghệ lớn

PV  | 11/02/2012 0:00 AM

Gayle Laakmann McDowell là tác giả của cuốn sách “The Google Resume” – cuốn sách nói về cách làm thế nào để được nhận vào những công ty công nghệ lớn. Cô đã từng làm việc cho Apple, Google, Microsoft và từ những lời khuyên của cô, chúng ta kết luận được rằng 9 điều sau đây là những lý do mà bạn sẽ không bao giờ được nhận vào những nhà khổng lồ như Apple hay Google.

Gayle Laakmann McDowell là tác giả của cuốn sách “The Google Resume” – cuốn sách nói về cách làm thế nào để được nhận vào những công ty công nghệ lớn. Cô đã từng làm việc cho Apple, Google, Microsoft và từ những lời khuyên của cô, chúng ta kết luận được rằng 9 điều sau đây là những lý do mà bạn sẽ không bao giờ được nhận vào những nhà khổng lồ như Apple hay Google.
 
Bạn không học ở trường đại học cao cấp
 

 

Đúng vậy, các nhà khổng lồ công nghệ quan tâm đến ngôi trường bạn theo học. Tất nhiên cũng có những ngoại lệ nhưng bước đầu để được chú ý là bạn phải đến từ những trường đại học trong Ivy League hay những trường hàng đầu khác. Còn nếu trường của bạn ít được biết đến hơn thì bạn sẽ phải nhờ đến sự trợ giúp của các giáo sư hay các cựu sinh viên.

 

Thay vì là 1 thực tập sinh, bạn lại làm bồi bàn khi bạn 19 tuổi
 

 

Hầu hết các sinh viên trước khi ra trường đều hiểu rằng nếu muốn có được 1 việc làm tốt, họ nên làm thực tập sinh ngay từ khi còn trong trường. Nhưng ngay từ năm thứ nhất ư? McDowell cho biết: “Con đường trở thành thực tập sinh cho công ty mà bạn mong muốn vào năm cuối bắt đầu ngay từ năm thứ nhất hoặc thậm chí còn sớm hơn”.

 

Công việc đầu tiên của McDowell là phát triển web vào mùa hè trước khi cô vào đại học. Cô gợi ý rằng Google rất muốn tìm những người đã có kinh nghiệm làm việc tương tự vị trí họ được tuyển.

 

Chuyên ngành của bạn là nghệ thuật tự do
 

 

Nếu bạn muốn làm việc cho Google hay Apple thì đừng bao giờ chọn những chuyên ngành như vậy. “Có lẽ lúc này tôi nên nói rằng: Dù bạn có học chuyên ngành gì thì cũng không quan trọng, miễn là bạn làm được điều mà bạn yêu thích. Nhưng tôi là 1 người thật thà và tôi phải nói với bạn rằng: Chuyên ngành của bạn rất quan trọng” – McDowell nói.

 

Nếu bạn muốn làm việc cho Google hay Apple, hãy chọn những chuyên ngành liên quan trực tiếp tới họ. Tài chính, kế toán, marketing hay khoa học máy tính là những ngành dễ dành được chú ý của nhà tuyển dụng công nghệ nhất.

 

Bạn chưa làm tình nguyện
 

 

Việc làm tình nguyện là cách tuyệt vời để khiến CV của bạn đẹp hơn. Nhưng làm tình nguyện ở đây không có nghĩa là việc gì cũng được. Bạn nên làm tình nguyện trong những tổ chức từ thiện liên quan đến công nghệ hay những doanh nghiệp mới. Đặc biệt, vị trí bán hàng, marketing và thiết kế rất được người tuyển dụng quan tâm.

 

Bạn không phải là 1 người viết văn giỏi
 

 

Kỹ năng giao tiếp và viết lách không chỉ cần thiết cho ngành truyền thông mà cho tất cả các ngành bạn theo. Đặc biệt khi bạn muốn làm việc cho 1 công ty công nghệ lớn, bạn phải có khả năng thế hiện mình 1 cách rõ ràng và chuyên nghiệp.

 

Bạn không quen các giáo sư trong trường đại học
 

 

Sẽ là 1 sai lầm nếu bạn không gần gũi với các giáo sư trong trường. Đề nghị giúp đỡ giáo sư trong các bài nghiên cứu, bài giảng, tham gia đầy đủ các giờ học hay làm trợ giảng…, tất cả sẽ giúp bạn “ghi điểm” với giáo sư và có thể bạn sẽ có được 1 lá thư giới thiệu rất thuyết phục. Chính nhờ những lá thư ấy mà McDowell được nhận vào Google, Microsoft, Apple và Wharton.

 

Bạn không có kiến thức về tất cả các lĩnh vực
 

 

Để được vào làm ở các công ty công nghệ hàng đầu, ít nhất bạn phải có kiến thức cơ bản về nhiều lĩnh vực, nhiều vị trí trong công ty. Các nhân viên trong những công ty công nghệ lớn đều hiểu rõ vai trò và công việc của nhau.

 

Bạn không phải là nhà kinh doanh
 

 

“Nếu việc tình nguyện khiến nhà tuyển dụng gọi bạn phỏng vấn thì việc khởi nghiệp kinh doanh sẽ khiến họ phải quỳ gối và mời bạn về làm” – McDowell chia sẻ.

 

Nếu bạn không thể bắt đầu 1 công việc kinh doanh mới thì chỉ đơn giản là làm 1 blog hấp dẫn hay tổ chức 1 câu lạc bộ mới cũng đủ để khiến nhà tuyển dụng ấn tượng.

 

Tin tốt: Điểm trung bình của bạn không quan trọng
 

 

Nhiều người tin rằng các công ty lớn thường chọn những người có điểm GPA cao, nhưng thực tế thì GPA chỉ là 1 phần trong số các tiêu chuẩn xem xét và bạn có thể bù đắp đó bằng những điểm tốt khác.
 
Xem thêm:

google

apple