iPhone "nhái": Những gương mặt tiêu biểu (Phần 1)

Minh Lết  | 21/04/2011 12:43 PM

Có lẽ không một nền công nghiệp nào lại có khả năng sao chép thiết kế của các sản phẩm ăn khách nhanh và chính xác như Trung Quốc. Và một dòng sản phẩm "bom tấn" như iPhone chắc chắn không thoát khỏi số phận "tự nhiên" có thêm rất nhiều anh em song sinh.

Từ khi iPhone ra mắt, nó đã mở đầu cho 1 trào lưu điện thoại màn hình cảm ứng được tối giản số nút bấm vật lý có ở mặt trước của máy. Đi theo trào lưu này, hầu như các smartphone hiện tại đều đi theo hướng thiết kế của iPhone và coi đó là một chuẩn mực của thiết kế đương đại.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc những dòng điện thoại có thiết kế chịu nhiều "ảnh hưởng" của iPhone nhất:

1. CECT
 

CECT i68 chỉ "chỉnh sửa" mỗi phần nhựa đen trên lưng so với iPhone đời đầu.
 
Một ứng viên đến từ bạn hàng xóm của chúng ta: Trung Quốc. Có lẽ khó có dòng điện thoại nào lại nhái thiết kế của Apple trắng trợn như các điện thoại của CECT.

Đây là CECT Sciphone i68, một mẫu điện thoại được "thiết kế" theo phong cách iPhone. Chúng ta có thể thấy ngoài việc đưa miếng nhựa đen ở lưng từ dưới lên phía trên, hầu như CECT i68 copy 100% thiết kế của người "anh em song sinh" iPhone đời đầu. i68 chạy Windows Mobile 6.0 và có bổ sung thêm 1 bút dùng để thao tác.
 

Thậm chí máy còn đi kèm bút vì sử dụng màn hình cảm ứng điện trở.

Ngay khi iPhone 3G ra mắt, CECT cũng theo chân bằng sản phẩm mới CECT i9 , lần này các thiết kế sư của CECT không buồn động não để "chỉnh sửa đôi chút" mà bê nguyên toàn bộ thiết kế của iPhone 3G vào CECT i9.

i9 "tiếp bước đàn anh". Nhái iPhone 3G.


"2 sim 2 sóng" và vẫn phải dùng bút do sử dụng công nghệ cảm ứng điện trở. Màn hình của i9 có chất lượng rất thấp.


Thiết kế "y xì đúc" iPhone 3G.

Nếu chỉ nhìn qua, quả là khó lòng phân biệt thật giả.
 
Nếu nhìn sơ qua, quả thực rất khó phân biệt đâu là iPhone và đâu là CECT i9. i9 đã chứng tỏ một điều rằng : Không có gì là không thể sao chép. Dù rằng các mẫu điện thoại ra từ lò CECT đều có chất lượng rất thấp, màn hình cảm ứng không nhạy, hiển thị kém, máy chạy chậm chạp và hay gặp lỗi sản xuất. Tuy nhiên với giá bán "xứng tầm" điện thoại Tàu, có lẽ cũng không nên đòi hỏi gì hơn ở CECT.

2. Meizu
 

Các mẫu điện thoại của Meizu từng nổi tiếng với danh hiệu : iPhone nhái "cao cấp". Các sản phẩm của Meizu chạy Windows Mobile hoặc Android và một số model về sau này cũng sử dụng màn hình cảm ứng điện dung chất lượng cao.
 
M8 của Meizu cũng có 2 màu trắng đen. Giá của sản phẩm này lên đến 7 triệu đồng.


M8 với pin tháo rời được.


Thậm chí mẫu M9 chạy Android 2.2, sự "đáp trả" lại iPhone 4 của Meizu cũng có màn hình đạt phân giải sánh ngang với iPhone 4. Thiết kế của Meizu đã gây nên nhiều tranh cãi pháp lý giữa Apple và hãng sản xuất đến từ Đại Lục này. Tuy nhiên kết quả của những vụ kiện tụng này vẫn là "đường ai nấy đi".


M9 tự tin khoe dáng cạnh iPhone 4.


Thiết kế mang ảnh hưởng của iPhone 4, dù mềm mại hơn nhiều.


Màn hình của M9 do Sharp sản xuất, có phân giải 640 x 960, và mật độ điểm ảnh cũng đạt mức "Retina", ngang ngửa iPhone 4.

 
Nhưng tất nhiên là với thiết kế cao cấp như vậy, giá bán của các điện thoại Meizu cũng không hề rẻ. Mẫu Meizu M9 có giá lên đến 12 triệu đồng ở Việt Nam. Có lẽ cũng chẳng ai muốn bỏ ra ngần ấy tiền để mua 1 chiếc điện thoại "nhái".

3. iPhone 5 nhái

Trong khi cả thế giới còn đang sôi lên vì thiết kế của
iPhone 5 và những thông tin về việc chiếc iPhone này bị rò rỉ thì người Trung Quốc đã có câu trả lời cho riêng mình. Dù rằng iPhone 5 chưa ra mắt, hàng nhái đã... trôi nổi trên thị trường được mấy tháng.


Dù có thích đồ Tàu hay không cũng không thể không thừa nhận rằng thiết kế của chiếc iPhone này quá đẹp.

 
(Còn tiếp - Tổng hợp)
Xem thêm:

iPhone