Google Now: Đối thủ thực sự của Siri?

N.A  | 08/07/2012 0:00 AM

Nói chuyện với điện thoại sẽ là xu hướng trong tương lai và Google không có ý định muốn bị bỏ lại đằng sau trong cuộc chiến này. Liệu rằng gã khổng lồ ngành tìm kiếm có thể bắt kịp Siri với sản phẩm mới mang tên Google Now và thiết lập vị trí cho Android như là nền tảng di động hàng đầu?

Một trong những điểm cộng thú vị cho nền tảng Android của Google tại hội nghị I/O vừa diễn ra tại San Francisco phải kể đến chính là Google Now, một ứng dụng trợ lý giọng nói nhằm hiển thị trực tiếp những thông tin phù hợp mà người dùng mong muốn lên trên màn hình điện thoại.

Ở một mức độ nào đó, Google Now được xem là đối thủ trực diện với Siri của táo khuyết. Sau cùng thì cả hai ứng dụng giọng nói đều cố gắng đưa ra các câu trả lời xác đáng, những thông tin trực tiếp hơn là bắt người dùng phải sử dụng đến các công cụ tìm kiếm thông thường. Tuy nhiên Google Now còn làm được nhiều hơn mỗi việc đưa ra những thông tin cá nhân thích hợp.
 
 
Làn sóng nói chuyện với điện thoại sẽ là xu hướng trong tương lai và Google không có ý định muốn bị bỏ lại đằng sau trong cuộc chiến này. Liệu rằng gã khổng lồ ngành tìm kiếm có thể bắt kịp Siri với sản phẩm mới mang tên Google Now và thiết lập vị trí cho Android như là nền tảng di động hàng đầu?
 
Cơ bản về Google Now

Ở mức độ cơ bản, Google Now kết hợp hai công nghệ hiện có của Google là ứng dụng Google Voice Actions và công cụ đồ thị kiến thức Google Knowledge Graph. Ứng dụng Google Voice Actions cơ bản áp dụng công nghệ nhận dạng tiếng nói để kích hoạt các chức năng bằng cách sử dụng các lệnh nói. Ví dụ, người dùng có thể yêu cầu bằng giọng nói để bắt đầu tìm kiếm Internet, truy cập các trang web, thực hiện các cuộc gọi điện thoại, tìm kiếm địa điểm (sử dụng Google Maps), nghe nhạc, gửi văn bản và nhiều việc khác. Cho đến thời điểm hiện tại, ứng dụng Voice Actions vẫn là câu trả lời chính cho các thiết bị chạy hệ điều hành Android.
 
 
Tuy nhiên không giống với Siri, Voice Actions không thể đưa ra một câu trả lời trực tiếp với những thông tin cụ thể mà không cần phải gửi cho người dùng một dịch vụ khác. Nếu như bạn hỏi cô nàng Siri: “Một feet bằng bao nhiêu km?” hay “Tổng thống Barack Obama được bầu cử vào Quốc Hội năm nào?”, cô nàng sẽ đưa cho bạn câu trả lời ngay lập tức. Thay vào đó, ứng dụng Voice Actions xử lý các câu hỏi giống như là một lệnh tìm kiếm và hướng người dùng đến với công cụ tìm kiếm của Google. Kết quả tìm kiếm của Google có thể hiển thị trực tiếp hoặc không.
 
 
Như một tính năng trợ lý giọng nói, Google Now đánh dấu sự khắc phục những hạn chế của ứng dụng Voice Actions bằng cách tích hợp công cụ đồ thị kiến thức Google Knowledge Graph. Hiểu đơn giản công cụ đồ thị kiến thức “Knowledge Graph” cung cấp một gói dịch vụ giống như bách khoa toàn thư để đáp ứng với truy vấn của người dùng. Thực tế Knowledge Graph là nỗ lực của Google trong việc tìm kiếm ngữ nghĩa: Cố gắng hiểu được ẩn ý đằng sau mỗi câu hỏi và cung cấp câu trả lời trực tiếp bằng cách khai thác vào cơ sở dữ liệu thông tin trước khi được biên dịch.
 
Đây là cách tiếp cận tương tự được sử dụng bởi Wolfram Alpha, được đầu tư nhiều “chất xám”, đằng sau mỗi câu trả lời của Siri. Công cụ Knowledge Graph bắt đầu xuất hiện trong kết quả tìm kiếm dựa trên các trang web của Google vào tháng trước, thế nhưng đó vẫn còn là một bí mật mở về các ứng dụng thực của khả năng tìm kiếm ngữ nghĩa nằm trong các thiết bị di động, nơi mà người dùng không có đủ diện tích màn hình (hoặc các công cụ giao diện cần thiết) để hiển thị quá nhiều kết quả tìm kiếm. Điều đó đồng nghĩa với việc nhiều khả năng Google sẽ không chịu trách nhiệm chỉ đạo tìm kiếm các thông tin người dùng yêu cầu mà sẽ cung cấp thông tin trực tiếp.
 
 
Nếu như ai đó đã từng tận mắt chứng kiến Siri hoạt động thì có thể biết ứng dụng trợ lý giọng nói này có thể làm chúng ta phát cáu như thế nào. Vì vậy Google Now không giới hạn chỉ là một giao diện tìm kiếm theo yêu cầu. Knowledge Graph sẽ là một phần của công cụ tìm kiếm web mặc định trên Jelly Bean. Mặc kệ chuyện bạn yêu cầu tìm kiếm thông qua giọng nói hay nhập văn bản, Google sẽ cố gắng gia tốc việc tìm kiếm với Knowledge Graph và đôi khi phó mặc luôn cho Knowledge Graph.
 
 
Giống như với Siri, chất lượng những câu trả lời mà Google Now cung cấp phụ thuộc vào tính chính xác của việc nhận diện giọng nói và tính sẵn có của thông tin. Đối với một câu hỏi nằm trong giới hạn dữ liệu của Google được trang bị để cung cấp (như kết quả thể thao), Google Now sẽ có thể đưa ra câu trả lời chính xác ngay lập tức. Tuy nhiên nếu như bạn định tìm kiếm “danh sách các hoàng đế La Mã đã tự tử?”, Google Now sẽ không thể trả lời. Tuy nhiên Siri lại có thể làm được việc đó.


Thẻ Google Now


Google Now chưng ra một seri gồm 10 thẻ có thể tự động cập nhật thông tin mà bạn có thể tìm thấy sự thú vị, dựa vào vị trí của bạn, lịch sử tìm kiếm và thông tin cá nhân. Về cơ bản có thể xem những chiếc thẻ của Google Now như là một chiếc bảng điều khiển cho dịch vụ cá nhân của Google cho phép cập nhật liên tục dựa trên vị trí, lịch sử tìm kiếm, lịch và các dữ liệu khác.
 
 
Google Now sẽ sẵn có trực tiếp từ màn hình chờ của Jelly Bean và từ màn hình chủ, người dùng có thể thiết lập ưu tiên cho các thẻ khác nhau tùy thuộc vào mức độ quan trọng của chúng. Đối với khách du lịch, ưu tiên của họ là thẻ dịch và địa điểm, với một fan bóng đá có thể là thẻ thể thao, đối với những người đi làm thì có thể là giao thông và các phương tiện công cộng. Bộ mười thẻ này mới chỉ là sự bắt đầu, gã khổng lồ Google cho hay sẽ có nhiều loại thẻ sẽ đồng hành cùng Google Now trong thời gian tới.
 
 
Ý nghĩa đằng sau những tấm thẻ của Google Now là cung cấp chính xác thông tin người dùng mong muốn trên thiết bị di động của họ ngay tại thời điểm yêu cầu. Ví dụ bạn đang có việc phải ra khỏi công ty, Google sẽ nhắc bạn lúc nào gần đến giờ phải quay lại làm việc. Vào các ngày làm việc thẻ địa điểm sẽ tự động tải trước các thông tin về các quán ăn gần chỗ làm khi giờ ăn trưa đến. Từ thẻ địa điểm, người dùng có thể “nhảy” trực tiếp sang Google Maps, truy cập vào các ý kiến sẵn có hay thậm chí là đặt chỗ.
 
Nếu bạn đang đi du lịch, Google Now có thể làm được nhiều hơn cho bạn khi không những thẻ địa điểm có thể tìm các quán ăn gần đó khi đến giờ ăn trưa địa phương mà thẻ tiền tệ còn cung cấp thông tin về tỷ giá hối đoái của đồng tiền tại đất nước bạn đang tham quan và thẻ dịch cũng luôn sẵn sàng giúp bạn giao tiếp dễ dàng với người bản địa làm cho hành trình du lịch trở nên thú vị hơn. Đương nhiên là thẻ giao thông và phương tiện công cộng sẽ liên tục cập nhật tại mọi thời điểm dựa vào lộ trình và vị trí của bạn.
 
 
Thẻ Google Now thậm chí có nhiều tính năng đặc biệt hơn, ấn tượng hơn phụ thuộc vào quan điểm của bạn. Nếu bạn sử dụng lịch đồng bộ hóa của Google, thẻ cuộc hẹn tiếp theo sẽ xem xét thông tin giao thông địa phương cũng như vị trí hiện tại của bạn để tính toán đường đi và nhắc nhở bạn do đó bạn có thể đến chỗ hẹn đúng giờ.
 
 
Sở dĩ Google làm được những việc đó là nhờ việc theo dõi vị trí của người sử dụng và thực hiện đồng bộ hóa lịch cũng như quản lý lịch sử truy cập và tìm kiếm web. Chín trong mười thẻ Google Now phiên bản đầu hầu như phụ thuộc nhiều vào các thông tin địa điểm bao gồm: Giao thông, phương tiện công cộng, cuộc hẹn tiếp theo, các chuyến bay, địa điểm, thời tiết, dịch thuật, tiền tệ và thời gian ở nhà, tuy nhiên cũng còn dựa vào việc người dùng có cho phép Google theo dõi vị trí của các thiết bị Jelly Bean hay không. 
 
 
Thêm vào đó thẻ giao thông, chuyến bay và thể thao phụ thuộc nhiều vào các thông tin được tập hợp thông qua lịch sử tìm kiếm và duyệt web, cuộc hẹn tiếp theo phụ thuộc vào dịch vụ đồng bộ hóa lịch của Google. Chính vì lẽ đó mặc dù mới xuất hiện dưới dạng sơ khai như là chiếc chìa khóa cổng để bước vào kho chứa các dịch vụ của Google, Google Now được xem như như là ứng dụng hỗ trợ giọng nói có giá trị đáng kể tốt hơn cả Siri của Apple. Ứng dụng này không những ngay lập tức cung cấp trực tiếp các thông tin cá nhân và thích hợp cho người dùng tại bất cứ thời điểm nào mà không yêu cầu bất kỳ tương tác giọng nói nào nếu như bạn không muốn thông báo ý định của mình đến tai người khác.
 
 
Tất nhiên, Jelly Bean sẽ chưa có trên phần lớn các thiết bị Android hiện hành trong một thời gian nhất định.

Những hạn chế

Chất lượng của tìm kiếm ngữ nghĩa phụ thuộc vào việc trùng khớp lệnh truy vấn với các dữ liệu sẵn có và công nghệ. Nếu như bạn hỏi Google Now vào vùng kiến thức sẵn có như: “khối lượng của sao Mộc?” hay “Benjamin Franklin sinh năm nào?” nghĩa là bạn đã gặp may. Còn nếu như bạn hỏi những câu hỏi mang tính học thuật hay nằm ngoài ranh giới của cơ sở dữ liệu như: “Chính khách Bồ Đào Nha nào quan trọng nhất những năm 1980?” hay “Tại sao tất cả mèo sinh ra đều có đôi mắt màu xanh?”, nhiều khả năng bạn sẽ phải quay lại để thu thập dữ liệu thông qua các kết quả tìm kiếm và các bài viết.
 
Apple, Google, và các đối tác tìm kiếm của họ sẽ liên tục bổ sung thêm những kiến thức mới cho hệ thống, chính vì vậy số lượng truy vấn mà có thể được giải đáp trực tiếp sẽ tăng lên theo thời gian. Tuy nhiên thì phần kiến thức nhỏ đó cũng chỉ như một giọt nước trong mênh mông đại dương kiến thức của loài người. Vì vậy khó mà đổ lỗi cho các nhà phát triển vì quá tập trung vào nhu cầu hằng ngày của con người, những thông tin dễ dàng định lượng và dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên một khi dịch vụ tìm kiếm ngữ nghĩa trở nên phổ biến rộng rãi thì các công ty như Google và Apple sẽ trở thành nhà cung cấp các thông tin cơ bản cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. 
 


Trên thực tế đó là vấn đề lâu dài. Còn hiện tại thì người dùng Jelly Bean sẽ nhận thấy một điều rằng thẻ Google Now chỉ tập trung để đáp ứng nhu cầu của người đi làm và du khách với các thẻ giao thông, thời tiết, phương tiện... Những người không thường xuyên làm việc ở ngoài văn phòng hay không phải đi xa sẽ không thấy những tiện ích của những chiếc thẻ  này. Google cho hay hãng đang lên kế hoạch cho ra đời thêm nhiều loại thẻ nữa trong tương lai, không khó khăn để nhận ra rằng Google sẽ dùng Google Now để hỗ trợ trực tiếp cho các dịch vụ khác như Google Play và Google+. Tuy nhiên hãng cũng chưa đề cập gì đến việc cho phép các nhà phát triển thứ ba sản xuất thẻ riêng của họ cho Google Now, vì vậy đừng có hi vọng nhiều vào việc thẻ của Google Now sẽ giúp bạn giữ liên lạc với bạn bè trên Twitter hay Facebook, hay là liên kết tới các dịch vụ mà không phải là của Google.
 


Điều đó có thể đưa chúng ta tới điểm quan trọng nhất: “trí thông minh” của Google Now liên kết duy nhất tới các dịch vụ của Google và các đối tác của hãng. Giả như bạn muốn có gợi ý địa chỉ các nhà hàng nhờ vào Yelp, làm thủ tục check in với FourSquare hay tìm kiếm các điểm giao dịch bằng Groupon, bạn sẽ không thấy được Google Now hữu dụng hơn chút nào. Còn giả như bạn muốn sử dụng một công cụ tìm kiếm khác (tương tự như Bing) thay vì dùng Google, thẻ Google Now không thể nào tác động vào lịch sử tìm kiếm để giúp Google Now trở nên thích hợp hơn. Không có gì nghi ngờ về việc Google đang xem Google Now như một con át chủ bài nhằm làm cho dịch vụ của hãng trở nên hấp dẫn hơn với người dùng di động, với những người yêu thích các dịch vụ trên thiết bị di động thì yếu kém của các dịch vụ tiện dụng chính là điểm làm họ không hài lòng với hệ điều hành Android.

Lợi ích của Google Now

Google Now sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho Google. Thứ nhất, hãng muốn chứng tỏ khả năng có thể sánh cùng và thậm chí còn bỏ xa Apple trên lĩnh vực công nghệ hỗ trợ giọng nói. Tất nhiên Google có nhiều lợi thế, ít nhất thì Google cũng là ông trùm trong lĩnh vực tìm kiếm do đó sẽ có được nền tảng mạnh nhất để tạo dựng một công cụ tìm kiếm trên di động lớn đứng đầu thị trường.

Thứ hai, Google Now có thể trở thành một tính năng khác biệt của Android giúp phân biệt với hệ điều hành iOS và không bị mang án là “nhái”của Apple. Nếu như Google Now "thăng hoa" thật thì hệ điều hành Android thực sự trở nên khác biệt với các hệ điều hành di động khác. Nhiều năm nay, trong cuộc chiến các hệ điều hành, Android đã luôn cố gắng nhưng chưa thể soán được vị trí ngôi vương iOS của nhà táo. Nếu như Google Now chứng minh được sự thành công, Google sẽ nhanh chóng bị sao chép bởi các hãng khác như Apple và Microsoft. Google liệu có cảm thấy khó chịu hay là nên hãnh diện vì điều đó?
 

Thứ ba, đương nhiên Google Now khuyến khích người dùng Android tiết lộ một khối lượng thông tin cá nhân lớn cho Google. Tận dụng lợi thế của Google Now nghĩa là người dùng đã gửi đến Google thông tin cập nhật liên tục về vị trí, lịch sử duyệt web, lịch và có thể là về mối quan hệ xã hội, sở thích, sở đoản cũng như nguồn thông tin giàu có về nhân khẩu học. Google sẽ đối chiếu các thông tin trên và dùng để bán quảng cáo và có khả năng quảng cáo sẽ xuất hiện rất sớm trên Google Now. Lưu ý rằng Google không kiếm tiền trực tiếp từ Android, hãng chỉ căn bản là kinh doanh quảng cáo và bán quảng cáo cho các ông lớn, do đó hãng muốn biết mọi thứ về người sử dụng Android. 
 
 
Sự thật là rất nhiều người dùng Android đã gửi thông tin cá nhân cho Google. Tuy nhiên với những người coi trọng quyền riêng tư hay đơn giản là muốn sử dụng các dịch vụ khác có thể thấy Google Now như thêm một bằng chứng để nghi ngờ và tránh xa câu thần chú “Don't be evil”(tạm dịch “không làm điều xấu”). Ngay bây giờ ta có nên gọi đó là một “cựu thần chú” của gã khổng lồ tìm kiếm Google không? 
 
 
Tham khảo: Digitaltrends
Xem thêm:

google

android