Di động: Đi tắt đón đầu trong thế giới công nghệ

H.A  | 24/05/2012 05:00 PM

Công nghệ di động trong những năm gần đây đã có những bước nhảy vọt nhanh chóng cả về sức mạnh phần cứng lẫn tốc độ "phủ sóng" của nó trong dân cư.

Công nghệ di động trong những năm gần đây đã có những bước nhảy vọt nhanh chóng cả về sức mạnh phần cứng lẫn tốc độ "phủ sóng" của nó trong dân cư. Nói không ngoa những chiếc điện thoại thậm chí còn phát triển nhanh hơn cả thời kỳ hoàng kim của công nghệ truyền hình giữa những năm 1950 và 1953. Bên cạnh đó, trong vòng 2 năm trở lại đây thì thị trường máy tính bảng cũng trở nên vô cùng sôi động. Quả thực những thiết bị di động đang là "con gà đẻ trứng vàng" cho các nhà sản xuất.
 
Tốc độ chiếm lĩnh 10% số người tiêu dùng của các loại công nghệ. 
 
Tốc độ chiếm lĩnh 10-40% số người tiêu dùng của các loại hình công nghệ.
 
 
Tốc độ chiếm lĩnh 40-75% số người tiêu dùng của các loại hình công nghệ.
 
Biều đồ trên được thực hiện bởi nhà nghiên cứu Michael Degusta, nó đã cho chúng ta thấy khá rõ “chặng đường phát triển” của các loại hình công nghệ. Điện thoại bàn và điện năng đã phải trải qua hơn 100 năm mới đạt tới thời điểm bão hòa trong khi đó những công nghệ không dây như: radio, truyền hình hay điện thoại di động lại có thể thâm nhập được 75% thị trường chỉ trong vòng 20 năm.
 

Vì Degusta không có đủ dữ liệu cho năm 2011 và 2012 nên việc tổng kết số liệu từ năm 2007 đến năm 2010 cũng không hoàn toàn phản ánh chính xác. Tuy nhiên thì chúng ta cũng không thể phủ nhận được những thành tựu mà ngành công nghiệp di động đã tạo ra trong những năm qua. Khi chiếc iPhone đầu tiên ra đời, kỷ nguyên của smartphone bắt đầu phát triển mạnh mẽ và từng bước chiếm lĩnh thị trường từ 5% cho đến 40% thị phần.
 
Đặc biệt, ở một số thị trường, sự phát triển của những "chú dế thông minh” còn diễn ra nhanh hơn rất nhiều, đơn cử như ở Mỹ đã có hơn 2/3 số điện thoại được bán ra hiện nay là các smartphone. Nhiều khả năng thì smartphone sẽ chiếm lĩnh tới 75% thị trường Mỹ trong vài năm tới, trở thành công nghệ có tốc độ "lây lan" nhanh nhất trong lịch sử loài người.
 

Theo thống kê, thì sự tiến bộ công nghệ thường có một mối quan hệ chặt chẽ với GDP của một quốc gia, nhưng ngành công nghiệp di động dường như đang đi ngược lại với xu thế đó. Năm 2001, có hơn 1 tỉ thuê bao di động đã được kích hoạt chủ yếu là ở các nước phát triển. Tuy nhiên, hiện nay, thế giới đang có tới 6 tỷ thuê bao, 73% trong số đó (khoảng 4.4 tỷ thuê bao) đến từ các nước đang phát triển.
 
Đáng ngạc nhiên là 4,4 tỷ thuê bao này đang đóng góp tới 20% tổng lượng GDP của thế giới. Chỉ trong khoảng 10 năm, điện thoại di động đã đạt đến điểm bão hòa ở một vài nước phát triển, ở những nơi này người ta có thể kiếm được vài đô la mỗi ngày từ việc kinh doanh các sản phẩm hay dịch vụ di động.
 
 
Vào thời điểm hiện tại, các smartphone luôn là niềm ao ước của rất nhiều người với màn hình cảm ứng lớn, vi xử lý tốc độ cao cùng rất nhiều tính năng hấp dẫn. Giá của smartphone rẻ hơn cũng đang khiến nó nhanh chóng được phổ biến và tiếp cận với người dùng hơn. Thực tế đã chứng minh đó chỉ là vấn đề thời gian mà thôi bởi ngày càng có nhiều smartphone có mức giá phải chăng được tung ra để đáp ứng nhu cầu của cả những khách hàng có hầu bao ep hẹp. Trong quý I năm 2012, smartphone chiếm đến 36% tổng số điện thoại di động được bán ra, tăng 25% so với cùng kì năm trước, một tỷ lệ phi mã.
 
 
Trong khi đó, máy tỉnh bảng cũng có sự phát triển nhanh chóng ở Mỹ từ khi iPad lần đầu ra mắt vào năm 2010. Các chuyên gia vẫn chưa dám khẳng định liệu nhu cầu về thiết bị này có lan rộng ở khắp nơi trên thế giới hay không. Ở các nước phương Tây, chúng ta có thể dễ dàng mua được một chiếc laptop, smartphone hay máy tính bảng nhưng ở các nước đang phát triển để mua được một trong những thiết bị số trên, người dùng cũng phải “cân đong đo đếm” không ít.
 
 
Không thể phủ nhận rằng nền móng cho sự phát triển của điện thoại di động chính là hệ thống mạng không dây. Theo ITU (Liên Minh Viễn Thông Quốc tế), có 90% dân số thế giới (hiện nay đã đạt gần 7 tỷ người) được bao phủ bởi mạng di động GSM,  phần lớn trong số đó là truy cập thông qua mạng lưới EDGE và GPRS. Hơn thế nữa, có 45% dân số thế giới đã được biết hoặc đã từng sử dụng mạng di động 3G. Ngày nay việc triển khai Internet tốc độ cao đã trở nên phổ biến ở mọi quốc gia ngay cả những nước đang phát triển. Như vậy, vô hình chung, sự tiến bộ của mạng không dây đã thúc đẩy sự phát triển của những sản phẩm công nghệ “thông minh” như smartphone và tablet.
 
Tham khảo: ExtremeTech