Bên trong nhà máy sản xuất kính Gorilla Glass

PV  | 05/02/2012 05:11 PM

Hầu hết các smartphone cao cấp hiện nay đều trang bị kính Gorilla Glass của Corning, từ Samsung Galaxy Note, Motorola Droid Razr đến Nokia Lumia 900 sắp ra mắt. Vậy có gì ở Gorilla Glass mà nó phổ biến đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tham quan 1 nhà máy sản xuất của Corning để tìm hiểu thêm về loại kính đặc biệt này.

Hầu hết các smartphone cao cấp hiện nay đều trang bị kính Gorilla Glass của Corning, từ Samsung Galaxy Note, Motorola Droid Razr đến Nokia Lumia 900 sắp ra mắt. Vậy có gì ở Gorilla Glass mà nó phổ biến đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tham quan 1 nhà máy sản xuất của Corning để tìm hiểu thêm về loại kính đặc biệt này.
 

Dù Corning được thành lập từ năm 1851 nhưng khu nghiên cứu Palo Alto này chỉ mới được xây dựng cách đây 3 năm. Tại đây, việc nghiên cứu và phát triển được thực hiện để phục vụ cho 5 mảng lớn của công ty: viễn thông, khoa học đời sống, công nghệ môi trường, công nghệ hiển thị và vật liệu đặc biệt.
 

 

Gorilla Glass đạt được độ cứng tuyệt vời nhờ vào các quá trình hóa học. Qua quá trình trao đổi ion, 1 lớp nén sâu được tạo ra bên ngoài lớp kính đóng vai trò như 1 lớp áo giáp bảo vệ. Mảnh Gorilla Glass bạn thấy ở đây chỉ dày có 1,1mm nhưng có độ cứng bằng 3,8mm mảnh thủy tinh - thường dùng cho vỏ chai nước ngọt hay kính cửa sổ.
 

 

Nhìn nghiêng ta có thể thấy rõ sự khác biệt về độ dày giữa Gorilla Glass (bên phải) và thủy tinh (bên trái). Đầu năm nay Corning đã công bố Gorilla Glass 2.0 mới mỏng hơn đến 20% nhằm tăng độ nhạy cảm ứng và vẫn duy trì độ cứng và chống xước như trước.
 

 

Và đây là 1 mảnh Gorilla Glass dày 100 micromet. Hiện mảnh kính dạng này chưa được đưa vào thực tế nhưng Corning hi vọng rằng nó sẽ được dùng cho các loại màn hình cong trong tương lai.
 

 

Quản lý dự án Zachi Baharav cầm 1 mảnh kính Gorilla Glass thường dùng cho smartphone. Mảnh kính này cực nhẹ, mỏng và rất khó bị xước.
 

 

Gorilla Glass được sử dụng lần đầu trên smartphone vào năm 2008. Từ đó đến nay nó đã được sử dụng rộng rãi trên cả máy nghe nhạc, laptop, tablet và TV. Dưới đây là hình ảnh những mảnh Gorilla Glass được dùng làm màn hình điện thoại.
 

 

Chúng ta hãy thử kiểm tra độ cứng của các mảnh kính 1.1mm này: thủy tinh bình thường, thủy tinh đã được tăng độ cứng (nhúng vào Natri để tăng sức bền) và Gorilla Glass.
 

 

Sử dụng vật nhọn kim loại ấn vào giữa từng miếng kính để xác định độ mạnh cần thiết để làm vỡ kính.
 

 

Mảnh thủy tinh thông thường chỉ cần 1 chút sức mạnh là có thể làm vỡ.
 

 

Mảnh thủy tinh đã được tăng sức bền cần thêm nhiều sức mạnh hơn nhưng vẫn ở mức dễ vỡ.
 

 

Gorilla Glass không phải là không thể bị vỡ nhưng so với 2 mảnh thủy tinh kia và chỉ với 1 vật nhọn bằng kim loại thì khó có thể làm vỡ được mảnh Gorilla Glass này.
 

 

Từ trái sang: Thủy tinh đã được tăng sức bền, thủy tinh thông thường và Gorilla Glass.
 

 

Corning mô phỏng khả năng của Gorilla Glass bằng iPod mở loa ngoài và 1 khuếch đại cùng 1 máy biến năng gắn vào cửa kính. Bạn có thể cảm thấy độ rung của âm thanh đi qua lớp kính bằng tay.
 

 

Từ ngày cung cấp vật liệu làm nên bóng đèn cho Thomas Edison, Corning đã tiến xa hơn nhiều. Với mong muốn 1 smartphone mỏng, bền và màn hình rõ nét, khách hàng mong đợi rất nhiều vào các sản phẩm Gorilla Glass của Corning.
 

 
Tham khảo CNET