Và theo Peter Burrows và Adam Satariano của BusinessWeek thì đó chỉ là 1 trong những điều kiện “điên rồ” mà Apple buộc các nhà cung cấp phải chấp nhận. Dưới đây là 1 số ví dụ.
Tim Cook - người quản lý các nguồn cung của Apple.
- Màn hình máy được chia thành nhiều phần đặt trong các hộp khác nhau khi vận chuyển từ nhà máy ở Trung Quốc để đảm bảo chúng không bị lộ.
- iPad 2 được đặt trong những hộp không đánh dấu và được kiểm tra tại mỗi điểm dừng bởi nhân viên Apple.
- Các nhà cung cấp linh kiện phải chuẩn bị sẵn 2 tuần sản phẩm dự trữ trong vòng 1 dặm xung quanh nhà máy lắp ráp của Apple ở Trung Quốc.
- Apple đã từng đề nghị trả trước 1 tỷ USD cho 1 nhà lắp ráp linh kiện để họ tập trung sản xuất cho sản phẩm Apple nhưng nhà lắp ráp này đã từ chối vì họ không muốn bị quá phụ thuộc.
- Jony Ive muốn MacBook Air có đèn báo hiệu xanh có thể chiếu sáng qua cả lớp vỏ khi camera được bật. Cách duy nhất để làm được điều này là tạo những lỗ nhỏ trên vỏ máy bằng tia laser. Apple đã tìm 1 nhà cung cấp máy laser và thuyết phục họ ký hợp đồng. Apple mua hàng trăm máy laser từ đó với giá khoảng 250.000 USD mỗi máy.
Có lẽ 1 trong những lý do chính tạo nên thành công là Apple có hơn 80 tỉ USD tiền mặt và không ngại tiêu tiền vào việc tăng tính hiệu quả của nguồn cung cấp. Năm tới Apple còn dự định sẽ gấp đôi số tiền dành cho các nhà cung cấp linh kiện lên tới 7.1 tỉ USD. Sự hiệu quả trong nguồn cung của Apple phần lớn nhờ vào bàn tay quản lý của CEO mới Tim Cook.