10 cột mốc đáng nhớ nhất của làng máy tính bảng

Hồng Phượng  | 12/02/2011 03:30 PM

Có một sự thật rằng trước khi iPad xuất hiện, mọi người rất thích ý tưởng về chiếc máy tính bảng nhưng họ lại không biết mình có thể làm gì với thiết bị đó.

Có một sự thật rằng trước khi iPad xuất hiện, mọi người rất thích ý tưởng về chiếc máy tính bảng nhưng họ lại không biết mình có thể làm gì với thiết bị đó.
              
Lịch sử phát triển của máy tính bảng có một khởi đầu khó khăn. Hiệu năng của những chiếc PDA cũ đã chứng minh rằng nó không thể tạo ra cuộc cách mạng phần cứng. Vậy là người dùng, đặc biệt là những người chưa có kinh nghiệm đành phải sử dụng các phần mềm bằng trực giác.
         
Tuy nhiên, thị trường máy tính bảng đã sang trang và dưới đây là 10 model có ảnh hưởng lớn đến những phát minh sau này.
        
1. The Dynabook (1968)
                
Bạn có thể dễ dàng biết được ý tưởng đầu tiên về chiếc máy tính bảng ra đời từ những năm 1960. Khi Alan Kay và Trung tâm nghiên cứu Xerox Palo Alto tạo ra Dynabook, họ đã nhào nặn nên một thiết bị cầm tay giúp trẻ em có thể tiếp cận giải trí số dễ dàng hơn. Nó từng là một lựa chọn hoàn hảo cho một thiết bị mới có chức năng tương tự giấy và bút chì, bảng vẽ, máy đánh chữ và nhạc cụ.
                
          
2. GRiDPad (1989)
            
Trong khi chúng ta mơ về Dynabook đầy tính cách mạng hay tấm bảng điện tử Star Trek, những gì chúng ta thực sự có là GRiDPad. Được hình thành dưới bàn tay của GRiD Systems Corporation, đây là chiếc máy tính bảng sơ khai sử dụng MS-DOS, hỗ trợ bút Stylus, màn hình đen trắng rộng 10 inch cùng thời lượng pin lên tới 3 tiếng đồng hồ.
                 
GRiDPad được nhận định là sự đột phá đầy sáng tạo trong thiết kế truyền thống của máy tính thời điểm đó. Tuy nhiên, nếu bạn từng nghĩ rằng iPad quá đắt thì với cái giá 2370 USD của GRiDPad, hẳn nó sẽ còn là một mơ ước xa hơn nữa.
                
                     
3. Tandy Zoomer (1992)
                
PDA là một phần quan trọng trong câu chuyện của tablet. Trong khi GRiDPad không thể thành công với mức giá quá cao, kỹ sư của GRiD Jeff Hawkins đã tiến tới ý tưởng về chiếc máy tính bảng có kích cỡ còn nhỏ hơn nữa. Hawkins thành lập Palm Computing để theo đuổi dự án. Cùng với Tandy và Casio, họ đã sản xuất ra thiết bị màn hình cảm ứng tên là Zoomer.
                  
Song, Zoomer vẫn thực sự nằm ngoài tầm với của dân công nghệ thời bấy giờ nên sản phẩm tiếp tục đi vào lối mòn của GRiDPad.
              
         
4. Apple Newton MessagePad (1993)
             
Như chúng ta đã biết, thời điểm ra mắt sản phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng. Thế là vào đầu thập kỷ 90, CEO của Apple John Sculley đã đầu tư vào lĩnh vực PDA để tạo ra Newton MessagePad. Thiết bị cầm tay này xuất hiện vào một năm sau, sử dụng chip ARM 620 tốc độ 20MHz, 640K RAM kèm độ phân giải 336 x 240 pixel.
               
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng Apple Newton là một sản phẩm mang tích cách mạng, đi trước tất cả những thiết bị từng được giới thiệu trước đó. Chính xác là 3 năm sau, Jefff Hawkins và Palm Computing mới ra mắt Palm Pilot 1000 (1996) để trở thành đối thủ xứng đáng của Newton MessagePad. Điều này đã đánh dấu sự mở đầu của kỷ nguyên PDA cũng như chấm dứt tạm thời về tham vọng máy tính bảng.
               
          
5. Microsoft Tablet PC (2000)
              
Chuẩn bị bước sang thiên niên kỷ mới, Microsoft thể hiện sự hứng thú của hãng về ý tưởng một chiếc máy tính bảng trong bài diễn thuyết của Bill Gates tại Comdex. Nhưng phải đến năm 2002, câu nói mang tính thời đại của Gates như mở ra trang mới của làng công nghệ thế giới: “Tiềm năng của máy tính bảng gần như là vô hạn. Trong khoảng 5 năm nữa, tôi nghĩ rằng nó sẽ là sản phẩm được bán ra nhiều nhất tại lãnh thổ nước Mỹ”. Câu nói này hiện nay vẫn đúng, phần nào thể hiện sự thức thời của Bill Gates dù cho ông không còn lãnh đạo Microsoft nữa.
              
Nếu nhìn vào thành công của iPad, bạn sẽ thấy được ba sai lầm chết người của Microsoft, đó là: Đầu tiên, tầm nhìn của Microsoft dành cho máy tính bảng là một thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows, theo nhận định của Tổng điều hành viên Alexandra Loeb vào năm 2000. “Máy tính bảng, trước hết, phải là một chiếc máy tính. Nó sẽ nhắm tới lớp khách hàng doanh nghiệp, những người thường xuyên phải di chuyển mà không muốn đem theo chiếc laptop nặng nề của mình”. Quan điểm này quả thực là sai hoàn toàn nếu bạn so sánh với thực tế hiện tại.
 
 
Tệ hơn nữa, những gì Microsoft trình diễn với mẫu sản phẩm thử nghiệm chạy hệ điều hành Windows XP thực sự là một thảm họa: Nặng, hiệu năng kém. Sau những “nỗ lực” của mình, Microsoft đã phải nhận lấy con số 0 đầy cay đắng.
                     
6. Compaq TC1000 (2003)
            
Tất nhiên, đây chỉ là một giai đoạn ngắn của 2003 khi chúng ta nghĩ rằng thời điểm của máy tính bảng đã đến. Nhờ dáng vẻ quyến rũ với bộ cánh màu bạc, màn hình cảm ứng 10,4 inch, Compaq TC1000 thu hút được sự chú ý của cánh truyền thông. Tuy nhiên, sử dụng hệ điều hành Windows XP với chip xử lý Transmeta Crusoe thì quả là không khôn ngoan chút nào, hệ thống hoạt động thực sự ì ạch.
             
Vài năm sau, nhà sản xuất đã tìm ra yếu tố có thể thu hút khách hàng hay đặc biệt là cánh nhà báo. Họ ra mắt Ultra Mobile PC (UMPC) – Máy tính siêu di động năm 2006 và Mobile Internet Device (MID) – Thiết bị di động có khả năng kết nối Internet cũng như khái niệm netbook năm 2007, nhưng tất cả những gì chúng ta cần vẫn là iPad (hoặc điều gì tương tự như vậy).
                
         
7. Amazon Kindle (2007)
               
Trong khi thần dân công nghệ khắp thế giới vẫn đang chờ một thiết bị đủ mạnh mẽ đáp ứng cho nhu cầu của họ mà không phải là những chiếc PC cồng kềnh, Amazon giới thiệu máy đọc sách điện tử Kindle của mình.
               
Mặc dù model đầu tiên không quá ấn tượng, nó đã chứng minh rằng đây là thời điểm cho các thiết bị e-book hay e-reader. Với Amazon, Kindle là một cú hích hoàn hảo, thúc đẩy khách hàng mua sách theo cách mới hơn là sách giấy thông thường.
               
Và với việc tạo ra phần mềm Kindle cho iPhone, Android, BlackBerry và Windows Phone 7, cũng như Mac và PC, khách hàng giờ đây có thể mua phiên bản e-book một lần và đọc nó trên bất cứ thiết bị nào họ muốn.
               

           
8. Apple iPad (2010)
              
Apple đã ra mắt iPad vào tháng 4/2010 với màn hình 9,7 inch, chip xử lý ARM A4 1GHz mạnh mẽ, thời lượng pin lên tới 10 tiếng cùng thư viện ứng dụng khổng lồ, chẳng có gì phải bàn về thành công của sản phẩm. Giống như hầu hết sản phẩm của Apple, thiết bị đã tạo nên được cơn sốt toàn cầu, từ người lớn tuổi đến sinh viên, học sinh… tất cả đều muốn sở hữu iPad.
             
Nhưng điều đó không có nghĩa iPad là hóa thân của sự hoàn hảo, vẫn còn có đâu đây sự thiết hụt về hỗ trợ Flash hay camera.
               
Kể từ khi xuất hiện, iPad đã reo rắc nỗi ác mộng lên các đối thủ khác, ngoại từ Samsung Galaxy Tab là còn vương chút ấn tượng với khách hàng sành công nghệ.
              
 
9. Motorola Xoom (2011)
        
iPad tốt thật, nhưng đó là câu chuyện của một năm trước khi công nghệ đã có bước chuyển mình đầy mạnh mẽ trong thời gian qua. Motorola đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng trong làng công nghệ với Xoom, thiết bị đánh bại “đứa con nhà Steve” ở mọi khía cạnh: Màn hình 10 inch độ phân giải 1280 x 800 pixel, chip lõi đôi Tegra 2 1GHz, camera trước sau cùng khe đọc thẻ nhớ SD. Chạy hệ điều hành Android 3.0 tân tiến, Motorola Xoom là lựa chọn hàng đầu thị trường máy tính bảng hiện nay trong cơn lốc công nghệ.
                  
 
10.  Máy tính bảng lai và iPad 2 (2011)
           
Xoom và các đối thủ hiện đang đặt ra tiêu chuẩn mới của máy tính bảng: Nhanh hơn, mỏng hơn, màn hình lớn hơn, độ phân giải cao hơn. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất đang đổ dồn mọi nguồn lực để khai thác thị trường béo bở này nhằm tạo ra sản phẩm thật đặc biệt trong rừng tablet, như các bạn đã thấy trong sự kiện CES vừa qua.
              
Ngoài ra, chúng ta cũng không thể không nhắc đến iPad 2 mà dự kiến sẽ xuất hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, Apple vẫn chơi chiến thuật “im thin thít” nên có lẽ chúng ta phải chờ thông báo chính thức từ phía “Quả táo”. Những dạng máy tính bảng lai như Lenovo LePad, hay một vài thiết bị chạy Android khác cũng có thể là một hướng đi.
           
Hoặc có lẽ, chúng ta cũng có thể trở về với ý tưởng máy tính bảng màn hình đôi để nâng cao trải nghiệm làm việc đa nhiệm, như NEC cùng công nghệ điện toán đám mây hay MSI.