Death Note thật sự là siêu phẩm như được tung hô hay chỉ là sản phẩm bị overrated?

Giang Gamek  - Theo Trí Thức Trẻ | 27/07/2021 09:36 AM

Mặc dù nhiều độc giả nghĩ rằng vấn đề đạo đức trong Death Note khá là ảm đạm, nhưng dần về sau thì tác phẩm chỉ đang củng cố quan điểm về một thế giới công bằng.

Death Note là bộ manga do Ohba Tsugumi sáng tác và Obata Takeshi minh họa. Truyện xoay quanh Yagami Raito, một học sinh cấp III sở hữu trí não của một thiên tài tình cờ nhặt được một cuốn sổ bí ẩn đến từ địa ngục có tên là "Death Note" - thứ vốn thuộc quyền sở hữu của tử thần Ryuk.

Bộ truyện kinh dị trinh thám siêu nhiên Death Note đã gây ra nhiều tranh luận về chủ đề công lý và đạo đức. Một số người hâm mộ cho rằng câu chuyện này "mơ hồ về mặt đạo đức" nhưng cuối cùng thì câu trả lời đã xuất hiện rõ ràng. Nhân vật chính, Light, bị cảnh sát bắn và bỏ mạng, tác giả mang tới thông điệp rõ ràng, rằng quan điểm cực quan của cậu là sai.

Death Note thật sự là siêu phẩm như được tung hô hay chỉ là sản phẩm bị overrated? - Ảnh 1.

Xuyên suốt câu chuyện đã có kha khá nhân vật đồng cảm với Light. Misa tôn thờ Kira và làm bất cứ điều gì cậu yêu cầu; công tố viên Mikami giết Kira và gọi cậu là "Chúa"; Demegawa của đài truyền hình Sakura tổ chức chương trình phát sóng "Kira’s Kingdom". Sự nghi ngờ cũng kéo dài trong công cuộc điều tra của Lực lượng Đặc nhiệm của L.

Ví dụ, Matsuda - một nhân vật cảnh sát và đại diện cho phía khán giả - hỏi các sĩ quan đồng nghiệp của mình, "Các anh có bao giờ nghĩ rằng, có lẽ Kira không hoàn toàn là ác không? … Tôi nghĩ rằng Kira đang cố gắng chống lại cái ác và thay đổi thế giới theo cách của mình, và thế giới đã trở thành một nơi tốt đẹp cho những người sống lương thiện."

Death Note thật sự là siêu phẩm như được tung hô hay chỉ là sản phẩm bị overrated? - Ảnh 2.

Mặc dù bị chỉ trích vì câu hỏi này, nhưng khán giả cũng đã suy nghĩ về điều đó xuyên suốt chặng đường câu chuyện. Light là một kẻ giết người, nhưng phương pháp của cậu dường như giải quyết được một số vấn đề.

Chi tiết L lau khô chân của Light, xin lỗi và nói rằng cậu đang "chuộc lại tội lỗi của [mình]" khi nghĩ rằng Light là Kira. Cảnh này là một trong nhiều hình ảnh tôn giáo và câu chuyện "Sự tạo dựng Adam" có cảnh Ryuk đưa cho Light quả táo - tượng trưng cho tội lỗi nguyên thủy của cậu là sử dụng cuốn sổ. Từng chi tiết đều đặt Light vào vị trí giống như Đấng trên cao, khiến cả L lẫn người hâm mộ bộ truyện khó phản bác với nhân vật chính.

Death Note thật sự là siêu phẩm như được tung hô hay chỉ là sản phẩm bị overrated? - Ảnh 3.

Cho dù có những mơ hồ này, tác giả vẫn chọn một phe rõ ràng. Mặc dù chiến thuật tra khảo của L mang nhiều hồ nghi, nhưng quan niệm về công lý của cậu chưa bao giờ thay đổi. Trong buổi phát sóng truyền hình, L đã nêu rõ: nếu Kira muốn một thế giới không có tội phạm, thì cậu cần phải thêm cả tội giết người, và khiến Light trở thành kẻ phạm tội còn lại duy nhất.

Ngay cả Ryuk cũng "kết tội" Light, khi ý nghĩa kết liễu Light đã có từ đầu. Câu hỏi "Điều gì tạo nên một thế giới công bằng" đã được trả lời ở cảnh cuối cùng. Hành động của Matsuda và Ryuk đã nói lên rằng, tư tưởng cực đoan và bạo lực không phải là cách đúng đắn để xử lý tội phạm và sự bất công.

Xem thêm:

Death Note