- Theo Trí Thức Trẻ | 15/11/2016 07:00 PM
Lã Bố
Lã Bố được biết đến nhiều nhất qua tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung. Lã Bố ra trận tay cầm phương thiên hoạ kích, cưỡi ngựa Xích Thố, dũng mãnh vô cùng.
Lã Bố nổi danh kiêu dũng, thiện chiến, người xưa vẫn có câu: “Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố” (Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố) để tôn vinh sự dũng mãnh của vị tướng này. Ông được mệnh danh là Chiến thần – vị tướng hùng mạnh nhất Tam Quốc.
Lã Bố chiến Tam anh
Quan Vũ
Quan Vũ tự là Vân Trường, được đánh giá là người dũng cảm phi thường, đứng đầu toàn quân. Ông trọng điều nghĩa, biết giữ chữ tín và là một bầy tôi cực kỳ trung thành. Mặc cho Tào Tháo hậu đãi, lòng Quan Vũ vẫn chỉ nghĩ đến Lưu Bị.
Đặc biệt, trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Quan Vũ được La Quán Trung mô tả một cách rất “vũ dũng hào hiệp”, có khí phách anh hùng. Thậm chí, sau khi chết, La Quán Trung còn viết rằng: Ông hiển linh về vật chết Lã Mông trong dinh Tôn Quyền.
Võ thánh Quan Vân Trường
Triệu Vân
Triệu Vân là người vùng Thường Sơn, cùng với Quan Vũ là một trong Ngũ Hổ Tướng của nước Thục.Hình ảnh Triệu Vân được La Quán Trung mô tả là viên tướng đánh trận dũng mãnh, quả cảm nhưng chắc chắn, tận tụy.
Đặc biệt chân dung Triệu Vân nổi bật trong trận Đương Dương Tràng Bản, một mình cưỡi Bạch Long Mã phá vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào, lấy được thanh gươm báu Thanh Công của Tào Tháo.
Triệu Tử Long cứu ấu chúa
Tào Tháo
Không chỉ nổi tiếng về mảng chính trị, Tào Tháo còn là nhà quân sự tài ba. Ông vận dụng rất linh hoạt các phép tắc quân sự của Trung Hoa cổ đại. Chỉ trong 25 năm, ông đã bình định hết các lộ chư hầu phương Bắc, xây dựng chính quyền Tào Ngụy.
Tào Tháo – nhà quân sự kiệt xuất
Quả thật, trong 3 nước chỉ có riêng Tào Tháo là tự tay nắm quyền hành quân đội, một mình quyết đoán. Tuy rằng có các mưu sĩ giúp mưu, phán quyết cuối cùng bao giờ cũng vẫn là ở Tào Tháo. Điển hình như mỗi lần Tào Tháo bàn kế, ban đầu các tướng không hiểu, sau khi thành công các tướng mới thán phục.
Chu Du
Là một nhà quân sự tài giỏi, chuyên về thủy chiến, Chu Du nổi danh với chiến thắng Xích Bích trước quân Tào Tháo – trận chiến lớn nhất thời đó. Ông là một vị danh tướng nổi tiếng của nước Ngô, thế nhưng đáng tiếc rằng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Chu Du lại bị coi là “con tốt thí” của Khổng Minh.
Người góp công lớn trong công cuộc thành lập ra nước Đông Ngô
Tuy nhiên, nhiều nhà sử học gia hiện nay lại cho rằng, về tài trị quốc thì có thể Chu Du không bằng được Khổng Minh, thế nhưng về tài quân sự thì chắc chắn ông có phần tài giỏi hơn. Dẫu sao, ông cũng là khai quốc công thần, góp phần tạo ra nền móng cho việc lập ra nhà Ngô.
Trương Liêu
Không được nổi bật như các vị tướng ở trên, thế nhưng Trương Liêu nước Ngụy vẫn luôn được người đời sau ngưỡng mộ vì trận chiến “hư cấu” bậc nhất thời Tam Quốc: 800 quân đánh lui... 100.000 quân của Tôn Quyền.
Sự dũng mãnh và danh tiếng của Trương Liêu trong trận bảo vệ Hợp Phì còn được La Quán Trung khắc họa rất rõ, đặc biệt là ở câu: "Trẻ con ở Đông Ngô nghe nhắc tên Trương Liêu ban đêm không dám khóc".
Vị danh tướng nổi tiếng của Ngụy
Tạm kết
Quả thật, đó đều là những vị mãnh tướng hùng mạnh bậc nhất thời Tam Quốc. Mặc dù trong Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung có nhiều chi tiết bị “hư cấu” đi rất nhiều, thế nhưng không thể phủ nhận sự yêu thích của độc giả với các vị tướng này.
Bằng chứng là trong nhiều tựa game lấy đề tài Tam Quốc, điển hình là Bát Quái Trận Đồ – tựa game mobile mới ra mắt, game thủ nào cũng cố gắng sở hữu hết những vị tướng trên. Nhờ vậy, tùy vào điểm mạnh/yếu của mỗi tướng mà game thủ được trải nghiệm lối chơi chiến thuật linh hoạt, “thiên biến vạn hóa”.
Bát Quái Trận Đồ: Tựa game chiến thuật khó nhất hiện nay
Để cùng thảo luận về tổ hợp những vị tướng mạnh nhất thời Tam Quốc, hãy click vào ĐÂY.