Đây là những trò chơi huyền thoại mà game thủ "sinh sau đẻ muộn" nên chơi thử một lần trong đời

Andrew Anh  - Theo Helino | 05/06/2018 01:30 PM

Với thế hệ game thủ 10x hay 11x, đây đều là những cái tên xa lạ. Tuy nhiên, hãy chơi thử một lần trong đời để không phải hối tiếc

Đã gần 47 năm kể từ khi trò chơi điện tử bắt đầu được thương mại hóa. Kể từ đó, hàng loạt những cải tiển ra đời đi cùng với sự phát triển của công nghệ đã đưa những trò chơi điện tử, từ đơn sơ cho đến một thế giới sống động như thật ngày nay. Tuy nhiên dẫu có phát triển đến đâu đi nữa, vẫn có nhiều tựa game từ thời “cổ chí kim” vẫn còn thu hút số lượng người chơi đông đảo và luôn trường tồn trước thời gian. Trong số hàng vạn game như vậy, chúng tôi xin điểm danh 7 tựa game “siêu cổ điển” làm điên đảo cộng đồng game 1 thời.

Tecmo Super Bowl (NES, 1991)

Khá ít những tựa game về thể thao nào lại được đón nhận mạnh mẽ và chưa bao giờ lỗi thời như Tecmo Supet Bowl. Ra mắt khá muộn trong vòng đời của các thiết bị Nintendo, game nhấn mạnh vào sự cân bằng giữa tính chiến lược, tính hành động và đồ họa giúp game luôn lôi cuốn được rất nhiều người chơi, bất chấp sự ra mắt hàng năm của những tựa game bóng đá đỉnh cao. Thêm vào đó, nhiều người chơi thậm chí cập nhật thêm bộ nhớ ROM của game để bổ sung các đội tuyển phù hợp với số đội của Liên Đòng Bóng Bầu Dục Quốc Gia Mỹ (NFL – Nationnal Football League), giúp game không bị lỗi thời và bắt kịp với thực tế.

Earthbound (Super NES, 1995)

Khoảng hai thập kỉ về trước, những cánh nhà báo luôn trành cãi về việc tìm ra đâu mới là “Citizen Kane của trò chơi điện tử” – định nghĩa về một kiệt tác nghệ thuật game khiến truyền thông phải công nhận. Và Earthbound cũng không nằm ngoài số đó. Đây là một tựa game nhập vai được ra mắt trên Nintendo tại Nhật Bản. Với một lối đồ họa khá lạ mắt những lại rất “dễ thương” và những thiết lập được kết hợp với một cốt truyện xuất sắc và những việc dịch thuật cũng như bản địa hóa trong game đã giúp cho EarthBound luôn giữ vựng được danh hiệu là tựa game “bất diệt” và là mẫu hình của những tựa game nhập vai kể chuyện sau này.

Ms. Pac-Man (Arcard, 1982)

Nhắc đến cái tên thì có lẽ những gamer thời 8X, 9X hoăc cận Y2K cũng sẽ biết được tựa game này. Phiên bản này là một sự cải tiện vượt bật so với Pac-Man trước đây, giúp nó tiếp tục giữ vững thương hiệu là một tựa game bỏ xèng có doanh thu bán lẻ tốt nhất tại Mỹ cho đến ngày này (và trò chơi này vẫn còn hoạt động ở rất nhiều không gian công cộng khác). Với bốn mê cung cùng với những con ma AI ngẫu nhiên, những ai chơi trò chơi này đều sẽ cảm thấy thích thú khi được chơi một tựa game bỏ xèng truyền thống với đồ họa Pixel cổ điển như vậy. Thậm chí, nếu bạn có ý định “cách tân” lối đồ họa này, bạn có thể nhận được sự không hài lòng lớn lắm nhé,

Doom (PC, 1993)

Khi nhắc đến một tựa game FPS ở cái thời mà đồ họa pixel đang thịnh hành, không thể không kể tới Doom – một sản phẩm được phát hành bởi Id Software. Đây là một sự kết hợp giữa lối hành quân di động, đồ họa sinh động và hiệu ứng âm thanh sống động. Doom là một câu chuyện hơi nhuốm màu kinh dị nhưng lại rất hấp dẫn người chơi qua từng thử thách tiêu diệt lũ quái vật cũng như những tên địch trong một căn cứ quân sự của Phát Xít Đức. Trải qua hơn 24 năm, Doom vẫn giữ cho mình 1 lượng người chơi ưa thích sự hoài cổ cũng như những trải nghiệm thú vị của trò chơi này. Hiện tại chúng ta có 1 phiên bản mới Doom 2016 cũng do ID phát hành và nhận về khá nhiều phản hồi tích cực từ giới gamer.

River Raid (Atari 2600, 1982)

Carol Shaw, một trong những người phụ nữ đầu tiên thiết kế trò chơi điện tử, đã tự phát triển một trò chơi bắn súng cổ điển kết hợp với công nghệ tiên tiến thời bấy giờ là chiếc máy Atari 2600 và nhận được sự ngưỡng mộ rất lớn từ giới chơi game thời đó. Theo tiến trình, trò chơi trước hết sẽ tạo ra một bản đồ khá cổ điển với bên biển bên bờ, máy bay và tàu chiến sẽ xuấ hiện sau đó. Nhiệm vụ của bạn là phải né tránh nhữn con tàu và trực thăn bắn, bắn những thứ “ngán” đường của bạn và đổ săn cho chiến đấu cơ của mình để điều khiển được nhanh hơn.

Pong (Arcada, 1972)

Đây có lẽ là một trong những trò chơi điện tử đơn giản nhất mọi thời đại và được thương mại hóa thành game bỏ xèng sớm nhất, mà trò chơi này vẫn còn tộn tại cho đến ngày nay. Pong về cơ bản đưa người chơi vào một cuộc đánh bóng với 2 thanh vợt ngang, một quả bóng và một chiến lưới. Nhiều người chơi cho rằng, trò chơi này rất dễ chơi những lại rất khó để chiến thắng thật sự. Và mỗi khi cầm máy hay điện thoại dể chơi, chắc chắn cả hai sẽ không bao giờ có thể bỏ máy xuống chừng nào bản thân họ còn chưa thắng thì thôi.

Super Mario Bros. (NES, 1985)

Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về tựa game này, bởi không chỉ là một tựa game được ưa chuộng hàng đầu thế giới, mà còn là một phần tuổi thơ của bất kí ai trên thế giới này. Đóng vai là một chú Mario lùn, bạn phải vượt qua nhiều thử thách để tìm tới tòa lâu đài cuối cùng, giải cướu công chúa và tiêu diệt trùm cuối. Thời đó, Mario thực sự là một bước chuyển mạnh mẽ từ dòng game đơn màn hình thành dòng game phiêu lưu khám phá đầu tiên. Từ đó đến nay, sức ảnh hưởng của Mario đươc thể hiện không chỉ thông qua số lượng người chơi mà còn là số lượng khổng lồ các hậu bản và các sản phẩm ăn theo.