- Theo Helino | 10/09/2018 04:56 PM
1. Infestation: Survivor Stories (The War Z)
Đã có rất nhiều tựa game zombie thế giới mở được ra đời, không ít trong số đó có chất lượng rất cao và được các gamer tán thưởng nhiệt liệt. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều những trường hợp ngược lại, chẳng hạn như trường hợp của tựa game Infestation: Survivor Stories.
Ra đời vào năm 2012, thế nhưng Infestation chỉ tồn tại lay lắt được vài năm trước khi đóng cửa hẳn vào năm 2016. Mặc dù có rất nhiều tiềm năng khi ra đời, nhưng tựa game này đã nhanh chóng thể hiện rằng nó biết cách làm cho người chơi phải thất vọng chỉ trong chốc lát. Nó chỉ được nhận 20 điểm trên trang Metacritic.
2. Deal or No Deal
Deal or No Deal được làm ra dựa trên show truyền hình nổi tiếng cùng tên. Ở chương trình này, người chơi sẽ thi tài và tìm cách đánh bại nhà cái và chiến thắng phần thưởng bằng tiền mặt hay vật phẩm.
Nhờ vào sự nổi tiếng này, tựa game này đã được chuyển thể thành game trên hệ máy DS. Tuy nhiên, chẳng có ai thiết tha chơi tựa game này lắm vì nó thiếu đi sự kịch tính và căng thẳng vốn có của các chương trình truyền hình. Thêm vào đó, việc đồ họa và âm thanh của game cũng rất dở khiến nó cũng chỉ nhận được 20/100 điểm mà thôi.
3. Alone in the Dark: Illumination
Alone in the Dark: Illumination là một tựa game theo phong cách kinh dị cho phép 4 người chơi đồng thời chơi game cùng lúc. Ý tưởng đúng là rất tuyệt vời, rất nhiều game thủ hy vọng về một trải nghiệm kinh dị mới, thế nhưng nó đã nhanh chóng trở thành nỗi thất vọng.
Phần gameplay được thực hiện quá dở và thiếu hẳn đi sự kịch tính. Không ai nhận ra rằng đây là tựa game lừng danh Alone in the Dark nổi tiếng ngày nào. Nhiều fan ruột của dòng game này còn cho rằng đây là một vết nhơ đáng quên trong lịch sử của dòng game này. Thế nên không có gì lạ khi nó chỉ nhận được 19/100 điểm của Metacritic.
4. SPOGS Racing
SPOGS Racing là một sự kết hợp kỳ quặc chưa từng thấy. Đây là một tựa game đua xe, tài xế của bạn là một chiếc đĩa đồ chơi đang lái xe duy nhất trên một chiếc bánh xe và có ống xả khỏi phía sau. Nghe đã thấy khó hiểu rồi, đúng không? Thế nhưng, không hiểu vì sao tựa game này lại được ra mắt trên hệ máy Wii vào năm 2008.
Ngay sau khi ra trình làng, tựa game này đã nhận được vô số lời chê bai của giới chuyên môn cũng như cộng đồng game thủ. Tất cả đều cho rằng đây là tựa game vớ vẩn nhất từng tồn tại, thế nên điểm số 18/100 dành cho nó là vô cùng xác đáng.
5. Double Dragon II: Wander Of The Dragons
Double Dragon II: Wander Of The Dragons là phiên bản làm lại cua tựa game Double Dragon II: The Revenge trên hệ máy thùng, được ra mắt vào năm 2013 trên hệ máy Xbox 360. Đáng ra, nó phải được ra mắt từ năm 2011, nhưng những lùm xùm xung quanh nó đã làm cho tựa game này phải mất 2 năm mới được bán ra.
Và quả nhiên, chất lượng của tựa game này là kém đến mức thê thảm. Hầu như chỗ nào trong game cũng có lỗi, nhà phát triển dường như còn không thèm check lỗi trước khi ra mắt game vậy. Vậy nên, điểm số 17 mà các nhà chuyên môn dành cho tựa game này là vô cùng chính xác.
6. Vroom In The Night Sky
Vroom In The Night Sky chắc chắn nằm trong danh sách những tựa game đáng chán nhất trên hệ máy Switch của Nintendo. Nó là một trong những tựa game đầu tiên được ra mắt trên hệ máy mới của hãng game Nhật Bản, nhưng trò chơi này chẳng để lại chút ấn tượng nào khi chỉ nhận được điểm số thấp kém 17/100.
Đây là một tựa game theo phong cách đua xe, khi người chơi vào vai một cô gái phép thuật... cưỡi xe máy đi thu thập sao trên trời. Mặc dù sở hữu đồ họa khá đáng yêu và thu hút trẻ nhỏ, nhưng lối chơi của nó thì lại chẳng vui tí nào. Tất cả các review đều chỉ trích tựa game này là tệ hại, chẳng khác gì game rác làm cho xong để kịp ngày ra mắt với chiếc máy Switch.
7. Leisure Suit Larry: Box Office Bust
Leisure Suit Larry: Box Office Bust là một tựa game hành động - phiêu lưu, ra mắt vào năm 2009 trên cả 3 hệ máy lớn là X360, PS3 và PC. Nhà phát triển thậm chí còn dự tính cho ra mắt phiên bản Wii cũng như phiên bản HD của tựa game này, nhưng ý định này đã nhanh chóng rơi vào quên lãng chỉ sau có 2 tháng. Vì sao lại như vậy?
Leisure Suit Larry: Box Office Bust được thiết kế như một tựa game mang tính hài hước, nhưng nó nhanh chóng trở nên thất bại bởi quá nhạt và đặc biệt là mang tính phân biệt giới tính nặng nề với phụ nữ. Rất nhanh chóng, nó đã bị toàn bộ cộng đồng game bài trừ và chỉ nhận được 17/100 điểm từ giới chuyên môn.
8. Yaris
Yaris là một dòng xe hơi của hãng Toyota, tuy nhiên không ai hiểu được vì sao hãng này lại làm ra một tựa game chẳng giúp đỡ gì được việc quảng bá của họ cả. Ra đời vào năm 2007, tựa game này nhanh chóng nhận được điểm số 17/100 tới từ Metacritic.
Không giống như những chiếc Yaris ngoài đời, dòng xe Yaris trong game được thiết kế để có thể chiến đấu khi trang bị đầy đủ cả súng ống, laser và cưa máy như thể sắp đến tận thế tới nơi. Tuy nhiên, chẳng ai quan tâm vì việc điều khiển lái xe trong game quá tệ thì súng ống giải quyết vấn đề gì?
9. Ride to Hell: Retribution
Ride to Hell: Retribution được công bố lần đầu vào năm 2008, và bị cũng bị hủy ngay trong năm 2008 một cách đầy khó hiểu. Tuy nhiên đến năm 2013, nó lại được trình làng trở lại khi ra mắt ở cả 3 nền tảng là Xbox360, PS3 và PC.
Lấy bối cảnh những năm cuối 1960, tựa game phiêu lưu hành động này đưa người chơi tới một thế giới của các tay đua xe và nền văn hóa hippie nổi tiếng. Nghe thì cũng ổn, nhưng đến lúc chơi thì lại không ổn chút nào. Game bị chê là quá tuyết tính, kịch bản rời rạc, lỗi lung tung và đặc biệt là xúc phạm nặng nề hình tượng phụ nữ trong game. Cuối cùng, tựa game này chỉ nhận được 16/100 điểm từ các review đánh giá trên metacritic.
10. Family Party: 30 Great Games Obstacle Arcade
Wii U tuy không được thành công lắm nhưng nó vẫn có được rất nhiều tựa game dành cho gia đình thuộc vào dạng chơi được, tuy nhiên với Family Party: 30 Great Games Obstacle Arcade thì bạn nên tránh xa nó ra.
Quả thật, bất kỳ ai chơi qua tựa game này đều đánh giá Family Party quá nhàm chán, chẳng vui và cũng chẳng đem lại điều gì cả. Thậm chí, nó còn mắc vô số lỗi nghiêm trọng trong game khiến ai mà đã chơi qua thì đều cảm thấy tức anh ách. Đã thế, tựa game này còn được bán với giá cao làm cho các game thủ đã "nhỡ" mua game ngày càng được dịp chửi bới game hết lời hơn bao giờ hết. Điểm số 11/100 của Metacritic dành cho tựa game này cũng là điểm thấp nhất trong lịch sử từ trước tới nay.