Đấu Trường Chân Lý: Những kinh nghiệm "xoay bài" cực kỳ thú vị từ Thách Đấu mà bạn nên học hỏi

A Đồi  - Theo Trí Thức Trẻ | 13/12/2021 11:59 PM

Đấu Trường Chân Lý
29/05/2020 NCB: Riot Games NPH:

Những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp game thủ Đấu Trường Chân Lý chuyển đội hình đơn giản hơn khi bị tranh bài.

Trong các trận đấu của Đấu Trường Chân Lý thì việc tranh giành chủ lực là chuyện thường xuyên xảy ra. Có thể bạn sở hữu một bộ khung đội hình vô cùng mạnh nhưng bị đối thủ tranh cướp mất chủ lực thì vẫn thua trận mà thôi. Vì vậy việc "xoay bài" là một kinh nghiệm vô cùng quan trọng mà game thủ nên biết để tránh rơi vào tình thế bị động như vậy. Hãy cùng tìm hiểu một số kinh nghiệm chuyển đội hình mà bạn nên học hỏi từ game thủ Thách Đấu máy chủ Bắc Mỹ - Keima.

Đấu Trường Chân Lý: Những kinh nghiệm xoay bài cực kỳ thú vị từ Thách Đấu mà bạn nên học hỏi - Ảnh 1.

Đầu tiên thì chúng ta cần phải xác định được các loại chủ lực mà bạn nên lựa chọn khi "xoay bài". Thông thường khi ở cấp độ 8, bạn sẽ tìm cách hướng tới các chủ lực 5 tiền và gây sát thương phép mạnh khi chủ lực định chơi bị đối phương tranh cướp mất. Những unit như Kai'Sa, Viktor, Akali sẽ là các chủ lực phép thuật mà bạn hướng tới khi chúng không quá phụ thuộc vào một tộc - hệ có cột mốc kích hoạt lớn và có sẵn lượng damage khủng rồi.

Đấu Trường Chân Lý: Những kinh nghiệm xoay bài cực kỳ thú vị từ Thách Đấu mà bạn nên học hỏi - Ảnh 2.

Akali không cần tới mốc 6 Sát Thủ để hạ gục team địch

Lời khuyên của Keima khi bạn chơi theo hướng này đó là nên ghép 2 món đô Giáp Thiên Thần và Quyền Trượng Đại Thiên Sứ. Với việc các unit "trâu bò" đang lên ngôi thì những round đấu đang ngày một kéo dài ra. Vì vậy mà món đồ gia tăng chỉ số sát thương kỹ năng theo thời gian như Quyền Trượng Đại Thiên Sứ là cực kỳ mạnh. Bên cạnh đó thì Giáp Thiên Thần là món đồ phòng ngự phù hợp với quá nhiều vị tướng.

Đấu Trường Chân Lý: Những kinh nghiệm xoay bài cực kỳ thú vị từ Thách Đấu mà bạn nên học hỏi - Ảnh 3.

Dù sử dụng chủ lực nào thì Quyền Trượng Đại Thiên sứ và Giáp Thiên Thần là những item không thể thiếu

Tiếp đó bạn nên chuẩn bị sẵn một số vị tướng phù hợp với nhiều đội hình để có thể "xoay bài" bất kỳ lúc nào trong quá trình roll. Các unit bạn nên mua đó là Janna, Taric khi chúng đem lại khả năng hồi phục mạnh, kháng phép ổn từ hệ Thuật Sĩ. Điều này sẽ giúp các chủ lực trong team có thể trụ lại lâu hơn trong giao tranh, gây sát thương tốt hơn hẳn bất kể bạn sử dụng vị tướng nào. Ngoài ra thì Seraphine cũng là một sự lựa chọn mạnh khi kích hoạt thêm mốc 2 Thần Tượng.

Đấu Trường Chân Lý: Những kinh nghiệm xoay bài cực kỳ thú vị từ Thách Đấu mà bạn nên học hỏi - Ảnh 4.

Janna là unit vô cùng đa dụng mà bạn nên sở hữu

Đối với các unit hàng trước thì dù bạn chơi đội hình này thì cũng nên sử dụng Braum, Leona để đảm bảo khả năng chống chịu. Hai unit này là những unit Vệ Sĩ có sức mạnh cực kỳ lớn, khả năng buff chỉ số phòng ngự cũng như khống chế vô cùng mạnh ở giai đoạn cuối trận. Việc sở hữu những quân cờ này 2 sao sẽ giúp bạn giữ máu vô cùng tốt dù chơi nhiều dạng chủ lực khác nhau.

Đấu Trường Chân Lý: Những kinh nghiệm xoay bài cực kỳ thú vị từ Thách Đấu mà bạn nên học hỏi - Ảnh 5.

Braum là một unit chống chịu mạnh và phù hợp với rất nhiều đội hình

Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách "xoay bài" kể trên nếu như chọn Jhin làm chủ lực khi unit này tương tác cực kỳ tốt với các unit Thuật Sư hay Vệ Sĩ kể trên. Thậm chí với việc sở hữu Braum và Leona thì bạn còn có thể chuyển sang sử dụng đội hình Thách Đấu nếu như roll được Yone ở cấp độ 8. Về mặt trang bị thì Cung Xanh, Cuồng Cung Runaan là các item nên ghép bởi các chủ lực như Yone, Urgot hay phần nào là Jhin cũng sử dụng tốt những món đồ này.