Đấu Trường Chân Lý: 3 quân cờ người chơi đừng nên chọn làm chủ lực nếu không muốn kéo dài chuỗi thua

LộcD  - Theo Trí Thức Trẻ | 25/08/2021 11:59 PM

Đấu Trường Chân Lý
29/05/2020 NCB: Riot Games NPH:

Đây là những quân cờ mà các game thủ cần tránh, kể cả khi qua bản 11.17.

Gwen

Không như ở LMHT, Gwen phiên bản ĐTCL có phần hơi yếu thế so với các quân cờ khác thuộc Bí Ẩn. Thậm chí, Gwen còn không xuất hiện ở quá nhiều đội hình mà chủ yếu được dùng ở 3 Bí Ẩn - 3 Tà Thần, 6 Thiên Thần và 4 Thây Ma. Tuy vậy, không ở đội hình nào mà Gwen được chọn làm chủ lực và thực tế, những đội hình này bổ sung Gwen mục đích không gì khác ngoài kích Bí Ẩn. Tức là, vị tướng 5 vàng của Riot chỉ mang ý nghĩa kích hệ, gia tăng thêm cho lớp phòng thủ của đội hình khi những quân cờ khác cung cấp sát thương và sự cứng cáp rồi.

Mặc dù xuất hiện ở 1 đội hình tier S và 1 đội hình tier A nhưng Gwen cũng góp mặt ở 1 đội hình chỉ được đánh giá là tier D trong bản 11.16. Đặc biệt, theo nhiều game thủ, từ vòng 6-1 trở đi, chỉ khi đã có đầy đủ những cái tên cần thiết thì Gwen mới nên được sử dụng và game thủ không nên cố roll để có Gwen. Với mức giá để sở hữu Gwen, người chơi có nhiều lựa chọn hữu dụng và dễ nâng cấp hơn Gwen là một chuyện, bản thân cô cũng không cung cấp quá nhiều lợi ích cho đội hình trừ lý do kích hệ như đã nêu ở trên.

Đấu Trường Chân Lý: 3 quân cờ người chơi đừng nên chọn làm chủ lực nếu không muốn kéo dài chuỗi thua - Ảnh 1.

Ashe

Kể từ khi xuất hiện cùng Long Tộc, Ashe chưa bao giờ là một cái tên được đánh giá quá cao. Kể cả trong đội hình Cung Thủ, cô cũng không thể xem là một chủ lực vì công dụng của Ashe trong trận đấu chỉ có là tung càng nhiều Đại Băng Tiễn càng tốt. Và nhất là, nếu phải cho Ashe mang những trang bị hồi năng lượng, thì một tướng Long Tộc khác là Zyra thậm chí còn hiệu quả hơn nhiều. Trong đội hình Cung Thủ, Ashe gần như chỉ mang ý nghĩa kích hệ và thường chỉ được nâng lên mốc 2 sao để cô có thể tung nhiều Đại Băng Tiễn nhất trong giao tranh mà thôi.

Ở hiện tại, dù vẫn được giữ lại qua mùa 5.5, nhưng vai trò của Ashe cũng không có gì khác. Thậm chí, ở đội hình Cung Thủ, Ashe vẫn chưa thể là một cái tên chủ lực và thậm chí, game thủ có xu hướng lựa chọn bộ 4 Cung Thủ gồm Vayne - Varus - Aphelios - Akshan hơn là Ashe khi những cái tên trên đều ít nhiều có tác dụng trong việc bổ sung sát thương cho cặp đôi Aphe - Akshan. Còn Ashe, ngoài mục đích kích hệ cho Long Tộc thì không còn yếu tố nào khác và thậm chí, vị tướng này sẽ được ưu tiên bán đi về cuối game khi người chơi có sớm Heimerdinger.

Đấu Trường Chân Lý: 3 quân cờ người chơi đừng nên chọn làm chủ lực nếu không muốn kéo dài chuỗi thua - Ảnh 2.

Karma

Công thức sức mạnh của Karma khá đơn giản: khả năng tung chiêu thức đa mục tiêu, năng lượng để dùng chiêu ít nên có thể tung chiêu trong thời gian ngắn, chiêu thức của Garen giúp giảm kháng phép và khả năng hồi máu từ Thần Sứ. Tuy nhiên, Karma đang là vị tướng 4 vàng tệ bậc nhất hiện tại và rất nhiều game thủ nhận định, họ sẽ không lên Karma về cuối game.

Lý do là vì ở thời điểm hiện tại, Bùa Xanh không còn tác dụng với vị tướng này nữa khi Karma sẽ bị khóa năng lượng giữa những lần dùng chiêu trong khi đó, Thương Shojin hay Giáo Hirana là những trang bị khó kiếm và những vị tướng như Vel’Koz lại tương tác với món trang bị này tốt hơn rất nhiều lần so với Karma. Kể cả trong đội hình Thần Sứ thì một Soraka dễ nâng cấp, nhiều công dụng hơn Karma cũng được ưu tiên hơn. Chưa kể, việc game thủ ưa chuộng những cái tên có thể dồn sát thương nhanh như Lucian, Jax, Nidalee cũng khiến Karma gặp khó khi chắc chắn một lần dùng chiêu là không hạ được hết ngay mà lại quá dễ bị dồn sát thương ngược lại.

Đấu Trường Chân Lý: 3 quân cờ người chơi đừng nên chọn làm chủ lực nếu không muốn kéo dài chuỗi thua - Ảnh 3.

Karma đang bị mất chỗ đứng trong thấy so với hồi mới ra mắt và ở bản 11.17, vị tướng này cũng không nằm trong danh sách được buff nên nhiều khả năng, Karma sẽ còn khiến game thủ “sa lầy” dài dài ở hell elo.