- Theo Helino | 09/08/2018 11:35 AM
Bên cạnh những cái tên xuất sắc của làng game thế giới thì cũng tồn tại không ít hạt sạn mang danh boss cuối của game. Dưới đây là danh sách 8 cái tên boss game tệ hại điển hình nhất chúng ta từng biết từ trước đến giờ.
1. Andross – Star Fox 64
Star Fox 64 là một trong những tựa game hay nhất của Nintendo 64. Nhân vật phản diện chính của series là Andross, có hình dáng như cái đầu khỉ khổng lồ lơ lửng giữa không gian với một đôi mắt đỏ rực. Có lố bịch không khi boss cuối của game là một cái đầu khỉ, trong khi đây là một game về con người, về các phi công ngoài vũ trụ. Trò thử thách sức chịu đựng của người chơi này cuối cùng cũng chấm dứt khi nhà phát hành tìm được thứ khác thay thế cho cái đầu khỉ dị dạng và ám ánh. Nhưng xét cho cùng trải nghiệm tệ hại mà trước đó họ gây ra cho phần đông người chơi vẫn cứ hằn sâu không thể xóa bỏ được.
2. Monrtrosity - Wolfenstein: The Old Blood
Wolfenstein: The Old Blood đã vượt xa hơn tất cả những gì mọi người chơi mong chờ, nhưng đáng tiếc là vượt xa theo nghĩa tiêu cực. Một trong những yếu tố điển hình nhất của điều này là ở trùm cuối - The Monstrosity. Concept về một lũ quái vật cổ đại được hồi sinh bởi Đế chế thứ ba nghe rất hấp dẫn, nhưng những gì được xây dựng trong game thì hoàn toàn ngược lại.
3. Yu Yevon – Final Fantasy X
Không có gì lạ khi nhà phát hành cố tình sản xuất ra một thể loại game đảm bảo người chơi luôn thắng. Nếu biết cách xây dựng, sự xuất hiện của boss vẫn là hợp lí và tăng tính kích thích trải nghiệm game. Nhưng ý tưởng này không ổn chút nào khi được đưa vào Final Fantasy X. Khi bắt đầu trận đánh với Yu Yevon, người chơi sẽ được trao cho mạng sống bất tử, nghĩa là việc thua game là gần như không thể xảy ra. Bên cạnh đó, dù Yu Yevon có khả năng tự chữa lành liên tục, nhưng nếu khéo léo sử dụng chiến lược phù hợp, trận đấu sẽ sớm kết thúc chỉ trong vài lượt chóng vánh. Điều này làm giảm đi hứng thú khi trải nghiêm game của đa phần người chơi.
4. Demon Wall – Final Fantasy IV
Series Final Fantasy nổi đình nổi đám của chúng ta không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, bởi đây đã là boss thứ hai của FF được nhắc tên trong danh sách này. Lần đầu xuất hiện trong FFIV và nhiều lần khác xuyên suốt series, bức tường khổng lồ này sẽ từ từ khép chặt vòng vây trước khi hạ gục hoàn toàn đối phương. Không có bất kì mẩu đối thoại nào thực sự kết nối nó với cốt truyện game khiến game thủ cảm giác họ chỉ đang cố để tồn tại trước con boss lạ hoắc chẳng liên quan. Giá như nhà sản xuất ngừng việc vác con boss nhạt nhẽo này vào game.
5. Becker – Max Payne 3
Max Payne 3 là một game bắn súng góc nhìn thứ ba về một cựu cảnh sát, cũng những đau thương và tội lội anh từng phải trải qua trong quá khứ. Armando Becker là người đứng đầu lực lượng cảnh sát đặc biệt của UFE. Không có một thông báo rõ ràng nào về việc người chơi có thể trực tiếp hạ gục Becker hay cần phải loại bỏ từng tên tay sai của gã. Trên thực tế, người chơi chỉ chiến thắng nếu tiêu diệt được toàn bộ đám tay chân này. Điều này khiến cho không ít người chơi cảm thấy bực bội vì sự mập mờ của game.
6. Fontaine – Bioshock
Thế giới, cách chơi và cốt chuyện của Bioshock đã khiến mọi người bị mê hoặc ngay khi mới phát hành. Nó mang đến cho người chơi những trải nghiệm chưa từng có trước giờ. Thật không may, mọi thứ thành ra đổ sông đổ biển hết chỉ bởi một con trùm cuối nhạt nhẽo - Frank Fontaine. Fontaine xuất hiện như một gã đàn ông trần truồng khổng lồ ném từng khối băng và lửa về phía người chơi. Ngay cả các nhà phát triển cũng nhận ra điều này đấy chứ, nhưng họ lại chẳng thể đưa ra một ý tưởng nào hay ho hơn cả.
7. Nihilanth – Half Life
Game bắn súng góc nhìn đầu tiên của Valve là một thể loại pha trộn giữa kinh dị và hành động. Toàn bộ trải nghiệm chơi Half Life gần như được coi là hoàn hảo cho đến khi Nihilanth xuất hiện. Nihilanth là một con quái vật có vẻ ngoài trông giống như một đứa bé đột biến khổng lồ. Game chỉ kết thúc một khi người chơi thắng trận, nhưng nhiều game thủ đã tuyên bố là họ thà vật lộn với mớ câu đố hỗn độn của Xen còn hơn là đánh bại con boss kì dị kia.
8. Shao Kahn – Mortal Kombat (2011)
Từ bờ vực của sự thất bại, Mortal Kombat 2011 đã góp phần không nhỏ đưa cả series quay trở lại vị trí dẫn đầu. Cùng với chế độ chơi hấp dẫn là những chi tiết cốt truyện được truyền tải đầy cảm xúc. Nhưng trận chiến với boss cuối hoàng đế Outworld, Shao Kahn, lại khiến người chơi quá chán nản.
Mọi con boss đều được kì vọng có một sức mạnh vượt trội, nhưng mạnh đến mức việc đánh bại nó là điều gần như không thể thì lại chẳng ai mong muốn. Hầu hết người chơi chỉ còn biết cách vừa đánh vừa chạy thục mạng hòng từ từ từng chút một làm suy giảm sức mạnh của nó thì may ra mới thắng nổi.