Danh sách 10 tựa game có giá đắt đỏ đến bất ngờ, chẳng ai nghĩ số 9 lại có giá đó

DS  - Theo Helino | 29/08/2018 06:59 AM

Dù là giá trị tiền bạc hay giá trị tinh thần, những video game cực hiếm này cũng vô cùng đáng giá.

Trong nhiều năm qua, sự chuyển mình của khoa học công nghệ đã kéo theo sự thay đổi trong thói quen chơi game của con người. Nhiều thế hệ game đã ra đời để lại sau lưng những gì được cho là đã cũ, lạc hậu. Một số trong những video game đó giờ trở nên hiếm và có giá trị rất lớn nếu quy đổi ra tiền mặt. Dưới đây là 10 video game đã bị quên lãng từ lâu và giá trị hiện tại của chúng, liệu bạn còn nhớ được bao nhiêu trong số này?

1. Snowboard Kids 2 – Nintendo 64

Danh sách 10 tựa game có giá đắt đỏ đến bất ngờ, chẳng ai nghĩ số 9 lại có giá đó - Ảnh 1.

Game trượt tuyết phát hành từ năm 1999 này có giá đắt nhất trong danh sách của chúng ta, bản PAL của nó trị giá 2670 đô la. Đây là phần tiếp theo của Kids Snowboard. Nó có rất nhiều điểm giống với phiên bản đầu vốn đã rất nổi tiếng của mình, giữ nguyên kiểu chơi Story mode và Battle races, ngoài ra còn có thêm Training mode và Boss stages. Người chơi có đến 9 lựa chọn nhân vật và 15 khóa trượt truyết để khám phá. Bản giới hạn PAL chỉ được bán chính thức tại Úc, cực kì hiếm. Sự hiếm có khó tìm trong khi quá nổi tiếng và được săn lùng khắp nơi, không khó hiểu khi cái giá của nó bị đẩy lên một con số lớn đến khó tin.

2. DarXide – Sega 32X

Danh sách 10 tựa game có giá đắt đỏ đến bất ngờ, chẳng ai nghĩ số 9 lại có giá đó - Ảnh 2.

DarXide được phát hành năm 1995 và có giá 1600 đô la. Cái tên của nó được phát âm giống với "dark side" và có lối chơi tương tự tựa game cổ Asteroids. Người chơi phải tiêu diệt kẻ địch và những thiên thạch lơ lửng trong không gian để hoàn thành level. Nó chỉ được phát hành tại châu Âu, đồng thời cũng là một trong những game cuối cùng được phát hành cho phiên bản 32X.

3. Primal Rage – Sega 32X

Danh sách 10 tựa game có giá đắt đỏ đến bất ngờ, chẳng ai nghĩ số 9 lại có giá đó - Ảnh 3.

Cùng ra mắt vào năm 1995 cho Sega 32X, Primal Rage hiện trị giá 1350 đô la. Atari đã đưa tựa game này góp mặt trên một loạt máy chơi game, bao gồm SNES, Genesis, Game Boy, Jaguar và PlayStation.

Primal Rage là một game đối kháng, đặt trong bối cảnh thế giới bị tàn phá bởi một trận mưa thiên thạch, bảy sinh vật cổ đại giờ nắm quyền kiểm soát Trái Đất và được tôn sùng bởi những người còn sống sót sau thảm họa. Người chơi phải chiến đấu với chúng để giành lại sức mạnh. Primal Rage là một thành công lớn và vẫn rất được yêu thích cho đến hiện giờ.

4. X-Zone - Super Nintendo Entertainment System

Danh sách 10 tựa game có giá đắt đỏ đến bất ngờ, chẳng ai nghĩ số 9 lại có giá đó - Ảnh 4.

X-Zone ra mắt năm 1993 và hiện có giá 1135 đô la. Đây là game bắn súng một người chơi được biết đến với khẩu Super Scope trứ danh. Cốt truyện tập trung vào nhiệm vụ tiêu diệt đội quân robot bị lỗi và mất kiểm soát, đe dọa tiêu diệt cả nhân loại. Điểm đáng chú ý nhất nằm ở chế độ khó của game. Cho đến nay chưa có một ai chứng minh được từng có người chơi vượt qua chế độ này.

5. Viewpoint – SDK Neo Geo

Danh sách 10 tựa game có giá đắt đỏ đến bất ngờ, chẳng ai nghĩ số 9 lại có giá đó - Ảnh 5.

Viewpoint được Aicom phát hành năm 1992, có giá trị 1000 đô la. Ngoài Neo Geo nó còn được phát hành trên Sega Genesis và Sony PlayStation, nhưng chỉ có phiên bản Neo Geo là đáng giá nhất.

Viewpoint là một game bắn súng đồ họa 3D nhận được nhiều phản hồi tích cực. Game hỗ trợ các tùy chọn chơi đơn và đôi, kết hợp nhiều chế độ chơi khác nhau và có 6 màn. Nó có vẻ khá thô sơ so với các game hiện giờ, nhưng ở thời điểm ra mắt đã giành giải thưởng cho game có đồ họa và âm nhạc tốt nhất trong Electronic Gaming Monthly.

6. Batman Forever - Super Nintendo Entertainment System

Danh sách 10 tựa game có giá đắt đỏ đến bất ngờ, chẳng ai nghĩ số 9 lại có giá đó - Ảnh 6.

Phiên bản sưu tầm của SNES năm 1995 này có giá hiện thời khoảng 1000 đô la. Nó chỉ được bày bán tại các store của Woolworths trên khắp nước Anh. Box set đặc biệt này bao gồm một đoạn phim tư liệu về quá trình sản xuất VHS, một số sản phẩm đi kèm và phiên bản Batman Forever cho SNES. Batman Forever không được đánh giá cao và không bán chạy vào thời điểm ra mắt, thế nên nó được bổ sung thêm các vật phẩm tặng kèm nhằm kéo giá bán lên cao hơn.

7. Power Drive – Sega Game Gear

Danh sách 10 tựa game có giá đắt đỏ đến bất ngờ, chẳng ai nghĩ số 9 lại có giá đó - Ảnh 7.

Power Drive là một trong những game cho Sega Game Gear có giá trị nhất và được bán với giá hơn 1000 đô la. Ra mắt năm 1995, đây là một game đua xe được phát hành trên nhiều nền tảng bao gồm Atari Jaguar, Nintendo SNES cũng như Sega Game Gear. Đã từng rất phổ biến nhưng hiện giờ không dễ dàng để sở hữu được nó. Mức giá hiện tại phản ảnh chính xác độ hiếm của phiên bản game này.

8. The Adventures Of Batman And Robin – Sage Mega CD

Danh sách 10 tựa game có giá đắt đỏ đến bất ngờ, chẳng ai nghĩ số 9 lại có giá đó - Ảnh 8.

Phiên bản Sega CD của game này trị giá 735 đô la. Chính thức ra mắt năm 1994, The Adventures Of Batman And Robin có một cốt truyện hoàn chỉnh xuyên suốt, với mỗi level là một phân cảnh hoạt hình riêng. Chúng được sản xuất bởi cùng một xưởng phim hoạt hình với bộ phim gốc và sử dụng phần lồng tiếng từ chính các diễn viên góp mặt trong phim. Tất cả phân cảnh hoạt hình này kéo dài 17 phút, và là lí do khiến game trở nên cực kì hấp dẫn trong mắt giới game thủ.

9. StarCraft 64 – Nintendo 64

Danh sách 10 tựa game có giá đắt đỏ đến bất ngờ, chẳng ai nghĩ số 9 lại có giá đó - Ảnh 9.

StarCraft 64 cho N64 này có giá 600 đô la. Vốn được phát hành cho nền tảng Windows năm 1998, phải đến năm 2000 phiên bản cho N64 mới được phát hành tại phương Tây. Bên cạnh những nhiệm vụ vốn có và phần mở rộng Brood War, nó còn bao gồm một số nhiệm vụ bí mật riêng. Dù thiếu đi tùy chọn nhiều người chơi online nhưng bù lại nó có chế độ chia đôi màn hình.

10. The Smurfs – Sega Mega CD

Danh sách 10 tựa game có giá đắt đỏ đến bất ngờ, chẳng ai nghĩ số 9 lại có giá đó - Ảnh 10.

Nằm ở cuối danh sách, The Smurfs trên nền tảng 2D có mức giá hiện tại 535 đô la. The Smurfs hiện giờ rất phổ biến nhưng vào thời điểm ra mắt năm 1994, nó chỉ được ưa chuộng tại châu Âu. Cốt truyện game là cuộc phiêu lưu của Smurf trên hành trình giải cứu bạn bè mình bị Gargamel bắt giữ. Nó được phát hành trên một số máy chơi game khác nhau nhưng chỉ tập trung ở thị trường châu Âu, phiên bản quốc tế duy nhất được phát hành cho Game Boy. Điều này giải thích độ hiếm của game cũng như giá trị của nó tính đến thời điểm này.