Với những người yêu thể loại kinh dị kết hợp với một cốt truyện hay, Layer Of Fear chính là tựa game được đánh giá rất cao bởi cách thức mà nó truyền tải nỗi sợ đến người chơi. Tuy nhiên, hậu bản của nó, Layer Of Fear 2, lại chưa thể làm được điều mà phần game đầu tiên đã làm được.
Với những tựa game kinh dị, sự bí ẩn và vô định sẽ là những công cụ hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nếu được triển khai đúng cách, những kiến thức và bối cảnh kinh dị mà chúng ta đã từng trải qua lại sẽ chính là thứ biến những điều kinh dị bé nhỏ thành những nỗi sợ kinh hoàng. Hãy tưởng tượng khi bạn đi vào một ngôi nhà ma ám, những cánh cửa cứ chuyển động sau chỉ vài bước chân, mỗi căn phòng ẩn chứa những cái xác chết ghê rỡn, và bạn sẽ thấy rùng mình trước những âm thanh “sởn gai ốc”.
LAYERS OF FEAR 2 Gameplay Walkthrough Demo
Thật sợ phải không? Hãy thử tưởng tượng xa hơn nữa, nếu đó những cái xác đó chính là người thân và gia đình của bạn, và cái giọng hát được ngân lên đó lại đến từ một giáo viên tiểu học mà bạn từng rất thân thiết. Đây là lúc mà những suy nghĩ, ý thức và hoài niệm của bản thân trở thành những yếu tố vừa hấp dẫn, vừa kinh dị, Thế những, đây là điều mà Layer of Fear 2 chưa thực sự học hỏi. Cứ cho rằng tựa game nay có thể “dọa” được người chơi trong phút chốc, tuy nhiên cách kể chuyển và nguồn gốc lại quá mơ hồi đến nổi, người ta không biết nỗi sợ thực sự bắt nguồn từ đâu.
Layer of Fear 2 vẫn đưa người chơi vào góc nhìn thứ nhất quen thuộc như phiên bản trước. Với một cốt truyện mới, bạn sẽ phải theo chân nhân vật đi qua những hành làng và các căng phòng được sắp xếp tuyến tính trên một con tàu sang trọng, song vẻ ngoài này không đủ sức giữ chân người chơi lâu. Thực ra, điều này vốn cũng không tệ chút nào bởi với phiên bản đầu tiên, điểm đáng chú ý của nó là cách mà tựa game “đùa nghịch” với nhận thức của chúng ta với môi trường xung quanh. Có khi bạn đang ở trong một khu rừng, khi lại ở trong một căn nhà nhỏ, hay khi ở trong một khung cảnh thơ mộng. Lập tức cách cửa đóng sầm lại, và bạn quay về hiện thực để kiểm tra, những hành lang mới sẽ xuất hiện phía sau những bức tường trống trước đó. Sự bất ổn này khá thú vị với những hình ảnh rất ấn tượng, tạo ra những khoảnh khắc được thiết kế rất tốt và những pha “jump scare” khá thót tim.
Nếu bạn cảm thấy hài lòng với cách thể hiện ly kỳ của game thông qua những tiếng động lớn bất ngờ hay những hình ảnh gây nhiễu bất chợt, thì Layer of Fear 2 về cơ bản là sẽ làm hài lòng tất cả chúng ta. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một không khí đầy sự căng thẳng, sợ hãi và ngột ngạt, thì rất tiếc, tựa game chưa thực sự làm được điều bạn muốn. Bạn sẽ điều khiển một diễn viên trên tàu để đóng chính trong một bộ phim, nhưng chính sự tỉnh táo của bạn lại làm mờ đi ranh giới giữa hiện thực và tưởng tượng. Những bối cảnh trong game đặt ra những câu hỏi mà người chơi muốn đi đến cùng của câu trả lời, song có vẻ như đáp án cho mỗi câu hỏi đó không làm tăng thêm sự căng thẳng của tựa game. Thay vào đó, bạn chỉ đang dò dẫm trong môi trường xung quanh, đảo mắt để thu thập những hình vẽ và ghi chú rồi dùng chúng để tự mình phác thảo nên câu chuyện mập mờ ẩn sau tựa game.
Với những tựa game kinh dị, cốt truyện là thứ không cần phải được biểu đạt quá cẩn thận và rõ ràng. Sự mập mờ trong các tình tiết giúp đa số những tựa game kinh dị thành công và để lại cho người chơi nhiều câu hỏi khá hay ho, nhưng Layers Of Fear 2 thì không. Nhiều người chơi cho rằng, sáu tiếng họ bỏ ra cho tựa game này chẳng khác gì ngồi xem một đoạn trailer với những dấu hiệu mập mờ và những câu thoại hơi khó hiểu: “Đó là một tiếng thét đáng sợ. Và sau đó là sự im lặng còn đáng sợ hơn.” Nhưng những nỗi sợ đó không thể hội tụ theo một cách thật thu hút, do vậy, tại những thời điểm quan trọng, người chơi sẽ không thể hiểu được cái gì đang xảy ra và tại sao. Tất nhiên, người chơi cũng có thể hiểu rõ hơn về cốt truyện qua chế độ “New Game+” và khám phá kĩ lưỡng hơn. Thế nhưng, đến lúc này, chẳng còn gì khiến người chơi còn cảm thấy sợ hãi nữa.
Ngoài việc thiếu kết nối đến cốt truyện, Layer of Fear 2 còn gặp phải một số vấn đề về gameplay thực sự đáng thất vọng. Trong khi bạn vừa đi bộ vừa “ngó nghiêng” môi trường xung quanh, một con quái vật sẽ đuổi theo bạn tại nhiều vị trí. Bạn có thể sẽ phải chết nhiều lần khi phải chạy trốn, song qua nhiều lần “thử - sai” bạn sẽ có thể dễ dàng vượt qua được thử thách. Và điều này là tựa game trở nên hơi vô vị và thiếu đi động lực để người chơi đạt được chiến thắng. Kết thúc mở của tựa game cũng gây cho người chơi nhiều sự khó hiểu bởi họ không biết những hành động nào, yếu tố nào sẽ góp phần đưa người chơi đến 1 trong 3 cái kết của nó. Tuy nhiên, nếu bạn chọn phải những quyết định được diễn đạt khá kém coi, thì kết game sẽ cực kỳ “ngẫu hứng”, không giống như những gì chúng ta đã mong muốn.
Tóm chúng, Layer Of Fear 2 vẫn nhận được nhiều lời khen ngợi tích cực và cả những khoảnh khắc giật mình khi đã kế thừa những nét chính của phần game trước, cùng với những khoảnh khắc thú vị hơn và nhịp độ chậm hơn, giúp người chơi không cảm thấy bị đuối tâm lý quá nhanh. Tuy nhiên, những hạt sạn về sự thiếu thống nhất của cốt truyện, cách truyền tải và bầu không khí vẫn chưa thể kết nối người chơi với nỗi sợ sâu thăm như những gì bản tiền nhiệm đã hoàn thành xuất sắc điều đó.