Đánh giá Geezer GS3 - Bàn phím cơ giá rẻ chất lượng khá mới về Việt Nam

Rogue Knight  - Theo Trí Thức Trẻ | 27/09/2016 06:08 PM

Geezer, một cái tên khá mới trên thị trường về bàn phím cơ học vừa có mặt tại Việt Nam và GS3 là sản phẩm có giá rẻ và chất lượng rất khá.

Geezer, một cái tên khá mới trên thị trường về bàn phím cơ vừa có mặt tại Việt Nam nhưng đã tạo cho mình một chỗ đứng khá tốt gần đây với chất lượng ở mức tốt và mức giá thì không thể rẻ hơn : 999.000 VNĐ.

Hiện tại ở thị trường Việt Nam phân phối chính hãng có 3 dòng gồm : GS1, GS2 và GS3. Chủ yếu sự khác nhau giữa 3 dòng này nằm ở phần khung case và kê tay đi kèm. Bài viết này xin gửi tới bạn đọc một số đánh giá về sản phẩm Geezer GS3 Mechanical Keyboard.

Hộp và phụ kiện

GS3 được đóng hộp carton khá đơn giản:

Bên trong ngoài nhân vật chính là chiếc bàn phím thì phụ kiện đi kèm gồm có 01 keypuller dạng ringpull bằng nhựa màu đỏ, một tấm kê tay và 1 sách HDSD bằng tiếng... Trung.

Thiết Kế

Geezer GS3 có một thiết kế khá mới so với mặt bằng chung của các mẫu bàn phím cơ tại Việt Nam gần đây. Cụ thể, phần giữa của mặt trên chiếc bàn phím là một tấm kim loại liền mạch, được gia công khá tốt, là phần chứa và cố định switch.

Phần trên và dưới của chiếc bàn phím được bo lại bằng 1 tấm nhựa liền mạch hình chữ U, tạo cảm giác rất chắc chắn khi cầm và sử dụng.

Khi mới chỉ nhìn thấy chiếc bàn phím này, người viết thật sự cảm thấy rất thích thú với vẻ ngoài đơn giản, lạnh lùng và khá “hay” của nó, và khi nghĩ đến mức giá thì còn “lạnh” hơn.

Layout trên các mẫu bàn phím của Geezer đều làm theo layout chuẩn ansi, vì vậy người dùng có thể thoải mái cho việc custom keycap, nâng cao cảm giác sử dụng và độ bền, tạo nét riêng cho chính mình.

Phần măt dưới của Geezer GS3 là một lớp nhựa thô, sần hơn nhằm tạo độ lì khi phải tiếp xúc với bề mặt bàn. Chân nâng của GS3 theo đánh giá thì khá chắc khỏe, nhưng không hiểu sao, khi bật ra hết cỡ thì độ cao được nâng lên không đáng kể - hay còn gọi là “chân ngắn”...

Miếng kê tay kèm theo GS3 làm bằng nhựa, có bề mặt nhám màu đen , kết nối bằng cách bóp nhẹ vào 2 chân tiếp nối rồi đẩy vào 2 khoang lẫy nằm ở phía mặt dưới của bàn phím.

Kết nối này tuy nhìn có vẻ hơi “đơn sơ” nhưng thực ra lại rắt chắc chắn, không hề lỏng lẻo dễ bị rơi hay tuột ra như đệm tay ở một số dòng bàn phím khác.

Sử dụng kết nối USB 2.0, cùng dây bọc dù chắc chắn và “khá” mềm” chứ không hề cứng hay dễ gập gẫy, cùng cụm chống nhiễu và đầu nhựa bao bọc jack usb được thiết kế với hình đầu lâu theo như logo của Geezer trông khá bắt mắt.

Switch và Keycap

Sử dụng Kailh switch, cụ thể trên sản phẩm trong bài viết này là Kailh Blue switches, với độ bền công bố từ nhà sản xuất là lên tới 50 triệu lượt nhấn, có lẽ với mức giá “chưa đến” 1 triệu đồng cùng một form dáng đẹp, ngầu, mạnh mẽ như trên, người sử dụng có thể hoàn toàn hài lòng với chất lượng mà chiếc bàn phím mang lại.

Khi bật keycap spacebar lên, ta có thể dễ dàng thấy stab của Geezer GS3 là một dạng stab khá giống kiểu của cherry stab hiện được sử dụng khá phổ biến trên nhiều dòng phím cơ khác, tuy nhiên điều này sẽ đồng nghĩa với việc phím spacebar và bất cứ phím dài nào sử dụng stab dạng này sẽ không thể thay thế keycap cherry bình thường được.

Geezer GS3 sử dụng keycap nhựa ABS Doubleshot, cho độ xuyên led ổn cùng profile thấp, dễ dàng sử dụng kể cả khi không có tấm kê tay mà vẫn giảm thiểu được cảm giác mỏi tay khi gõ phím lâu ...

Tuy nhiên, điểm trừ duy nhất trong phần này của Geezer GS3 là font chữ, do vẫn dùng chung font như trên các dòng bàn phím cơ giá rẻ khác.

Trải dài ở line phím trên cùng của Geezer GS3 từ F1 cho đến G12, kéo tiếp sang cả 2 nút Printscreen và Pause/Break là dãy 14 nút Function đầy đủ với các chức năng như : My computer, homepage browser, calculator, media player, previous, next, Play/pause, stop, mở nhanh email, chỉnh chế độ led, bật/tắt led, v.v...

LED

Geezer GS3 có LED trên tất cả các nút phím, nhưng là loại LED theo dòng. Nghĩa là mỗi dòng phím trên trên GS3 (tổng cộng 6 dòng) thì mỗi dòng sẽ hiển thị cố định một màu LED và không thể có sự thay đổi nào cả.

6 màu này tính từ trên xuống lần lượt gồm : Tím - Xanh lam - Đỏ - Xanh lục - Cam - Hồng.

Các chế độ LED trên GS3 tuy nhiều nhưng 1 nửa trong số đó là lặp lại và đảo ngược chứ không có thay đổi gì lớn, bao gồm : Tắt LED, Static (sáng toàn bộ các nút, độ sáng giữ nguyên), Breathing (tăng giảm độ sáng dần dần trên toàn bộ các nút), hiển thị từng dòng LED từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, từ ngoài viền vào giữa và từ giữa tỏa ra ngoài viền.

Một số hình ảnh về LED trên Geezer GS3:

Kết lại, với một mức giá quá tốt để sở hữu, có lẽ chúng ta cũng không thể đòi hỏi quá nhiều ở chế độ LED của Geezer GS3, bởi 999.000 VNĐ cho một chiếc bàn phím cơ full LED với build khá chắc chắn, sử dụng Kailh switch và thiết kế đẹp cùng bảo hảnh 1 năm chính hãng thì như thế có lẽ là đủ.

Mức giá tham khảo của bàn phím cơ Geezer GS3 tại công ty Cổ phần Máy tính Hà Nội - HANOICOMPUTER

Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm một bookmark sáng giá, thêm một sự lựa chọn có thể nói là rất đáng cân nhắc trong tầm giá cho nhu cầu sử dụng của mình.

Đắng lòng thanh niên mua bàn phím 3 triệu đồng về chỉ dám khai... 200K