Đánh giá card đồ họa Galax GTX 1070 EXOC

Nút Chuối  - Theo Trí Thức Trẻ | 26/09/2016 02:57 PM

GTX 1070 EXOC sở hữu xung nhịp Base Clock 1594 MHz và Boost Clock 1784 MHz.

Vào ngày 08/06, mẫu card đồ họa đình đám chỉ đứng sau GTX 1080, đó chính là GTX 1070 đã chính thức đặt chân tới mảnh đất hình chữ S. Một câu hỏi dành cho rất nhiều các game thủ trên thế giới đó là “Liệu bạn có đồng ý bỏ ra 18 – 20 triệu Đồng để nâng cấp chiếc card đồ họa của mình lên GTX 1080 hay không ?” – Và chiếc card đồ họa GTX 1070 nổi lên như một “cứu cánh” về khoản ngân sách dành cho các game thủ. Và GTX 1070 có gì? Theo như Nvidia thì GTX 1070 đảm bảo hoạt động với mức hiệu năng tương đương với “cựu vương” GTX Titan X và thậm chí sẽ vượt trội ở trong tương lai gần.

Và như một lẽ tất yếu, hàng loạt những phiên bản GTX 1070 kết hợp cả thiết kế lẫn hiệu năng của các hãng đều lần lượt được tung ra, trong đó có cả Galax nữa. Đối với game thủ Việt, Galax là một thương hiệu card đồ họa cũng như phần cứng máy tính khá lạ tai, nếu so sánh với những thương hiệu khác trên thị trường máy tính Việt Nam như Asus, Gigabyte hay MSI. Tuy nhiên trước đây có không ít những người xách tay nhiều mẫu card đồ họa chưa được phân phối chính thức tại nước ta vào thời điểm bấy giờ như EVGA, Sparkle và dĩ nhiên là Galax.

Ở thời điểm hiện tại, thương hiệu card đồ họa Galax đã được phân phối chính hãng tại thị trường Việt Nam thông qua Công ty TNHH Kỹ thuật Starfish VN. Và hai sản phẩm mới toanh của Galax là card đồ họa GTX 1070 và 1060 EXOC. Trong bài viết trước, chúng ta đã được cận cảnh chiếc card đồ họa tầm trung GTX 1060 EXOC. Còn trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi điểm qua những tính năng ấn tượng giúp Galax GTX 1070 EXOC là một trong số những sản phẩm sáng giá cho thị trường máy tính chơi game tầm cao cấp trong những tháng cuối năm 2016 này.

EXOC là cụm từ viết tắt của Extreme Overclock. Chính vì lẽ đó, xung nhịp của phiên bản này cũng khác biệt so với phiên bản reference của hai mẫu card đồ họa Nvidia. Cụ thể hơn, GTX 1070 EXOC sở hữu xung nhịp Base Clock 1594 MHz và Boost Clock 1784 MHz.

Một điểm cộng lớn của bộ đôi card đồ họa này là tuy sở hữu mức giá chỉ đắt hơn vài trăm nghìn so với những mẫu card 1070 tương ứng khác, thế nhưng cả hai đều được Galax trang bị backplate gia cố cho mạch PCB của card đồ họa, cùng lúc tăng vẻ đẹp của sản phẩm, vốn đã rất ngầu trong bộ cánh đen bằng kim loại, nhìn chẳng khác gì so với cỗ xe Batmobile cả.

Trong số tất cả các hãng sản xuất card màn hình phổ biến tại Việt Nam, thì Galax tuy chưa nổi tiếng bằng nhưng cũng tập trung đầu tư cho hình ảnh của sản phẩm, và với sự hiện diện của GTX 1070 EXOC, thì lời khẳng định này có vẻ như lại càng đúng khi từ backplate cho tới ốp quạt tản nhiệt cũng đều mang lại chất thép lạnh, cứng cáp và bền bỉ chứ không như một số sản phẩm sử dụng chất liệu nhựa tổng hợp để che chắn tản nhiệt.

Trải nghiệm game

Với mẫu card đồ họa này, không có lý do gì chúng ta không kết hợp nó với một hệ thống PC chơi game cao cấp cả, và để thử nghiệm game với GTX 1070, chúng tôi thử nghiệm nó với cấu hình máy tính như sau:

Mainboard: Asus Z170 Pro Gaming

CPU: Intel Core i7 6700K

RAM: 32GB G.Skill Trident Z BUS 3200 MHz

SSD Kingston SSD Now V3 240GB

VGA Galax GTX 1070 EXOC 8GB GDDR5

Tổng hợp chi tiết hiệu năng sản phẩm

Futuremark

Firestrike

Chơi game

Tổng kết

Về cơ bản, chỉ cần một bộ nguồn 500W là bạn đã có thể chiến được GTX 1070 rồi. TDP của sản phẩm Gaming X là 186W, cao hơn GTX 1080 reference một chút, nhưng vẫn thấp hơn con số 198W của GTX 1080 Gaming X. Thế nhưng dù gì đi chăng nữa, nếu bạn không cần chạy SLI hoặc overclock CPU và GPU quá mức, thì một bộ nguồn từ 500 đến 520W là hợp lý.

Và thực tế cho thấy, nếu bạn không có nhu cầu chơi game 4K, đa màn hình, hay SLI để chạy hết công suất của hệ thống cho nhiều tác vụ, thì GTX 1070 Gaming X là cái tên quá hoàn hảo để giúp bạn chìm đắm trong thế giới game, từ những game eSports thông thường, đến những tựa game sát phần cứng nhất thị trường hiện nay với màn hình full HD hoặc thậm chí là 2K vẫn có thể gánh cực tốt, khi tốc độ khung hình luôn vượt ngưỡng 60 FPS hoặc thậm chí là chạm mức trên 100 FPS.

Ưu điểm:

- Thiết kế đẹp, ấn tượng

- Hiệu năng tốt

Nhược điểm:

- Xung nhịp chưa đủ thỏa mãn dân hardcore