Dân Thái Lan rủ nhau giả vờ chết để giải hạn cầu may

Đức 2 Xích  Pháp Luật & Bạn Đọc | 30/01/2021 03:09 PM

Được biết, nghi lễ giả chết này được coi như một hình thức giải hạn và giúp mọi người sống có ý nghĩa hơn.

Trong một ngôi chùa ở ngoại ô Bangkok, những người tham gia nghi lễ sẽ cầm một bó hoa và nằm vào quan tài với một tấm khăn phủ lên người khi các nhà sư tụng kinh. Đây chính là các bước để thực hiện nghi lễ... giải đen!

Ngôi chùa Wat Bangna Nai ở Thủ đô Thái Lan thu hút hơn 100 lượt khách mỗi ngày đến thực hiện nghi lễ với hy vọng có thể cải thiện vận may, mang lại cho họ một khởi đầu mới tốt lành hơn.

Dân Thái Lan rủ nhau giả vờ chết để giải hạn cầu may - Ảnh 1.

Hình ảnh những người tới tham gia lễ giải hạn này

Dân Thái Lan rủ nhau giả vờ chết để giải hạn cầu may - Ảnh 2.

Mọi người sẽ nằm trong quan tài

Dân Thái Lan rủ nhau giả vờ chết để giải hạn cầu may - Ảnh 3.

Và coi như bản thân đã qua đời!

Chỉ với 100 baht (76,000 VNĐ) để mua hoa, nến và quần áo vàng mã là các vị khách đã mua được một chỗ trong quan tài ở chùa. Những người tham gia sẽ nằm trong quan tài và quay đầu về hướng Tây, là hướng khi được chôn cất dưới 7 tấc đất, rồi sau đó lại quay đầu sang hướng Đông tượng trưng cho sự tái sinh.

Áp lực cuộc sống, nỗi sợ đại dịch, nỗi lo cơm áo gạo tiền,... đều tan biến khi bạn đặt chân tới chùa Wat Bangna Nai và đặt lịch làm lễ giải hạn.

Một người tham gia buổi lễ, Chonlathit Nim Samplewai, 23 tuổi, cho biết cô đến giải hạn vì một thầy bói phán rằng tính mạng cô đang gặp nguy hiểm.

"Nó khiến tôi cảm thấy căng thẳng. Đó là lý do tại sao tôi ở đây hôm nay vì tôi muốn cảm thấy tốt hơn" - Chonlathit chia sẻ.

Dân Thái Lan rủ nhau giả vờ chết để giải hạn cầu may - Ảnh 4.

Mỗi người tới đây đều có trong mình nỗi lo về cuộc sống

Dân Thái Lan rủ nhau giả vờ chết để giải hạn cầu may - Ảnh 5.

Nhưng tựu trung, lễ giải hạn này sẽ giúp họ cảm thấy tin tưởng vào cuộc sống

Dân Thái Lan rủ nhau giả vờ chết để giải hạn cầu may - Ảnh 6.

Nghi lễ này được coi là lời nhắc nhở về ý nghĩa cuộc sống của mỗi người

"Tôi phải thừa nhận rằng những ngày này khiến tôi rất căng thẳng vì làm ăn thất bát quá, ngồi cả ngày chẳng được nổi ông khách", Nutsarang Sihard, một chủ quầy hàng ăn 52 tuổi, cho biết.

Theo đó, nhiều ngôi chùa ở Thái Lan cũng tổ chức các nghi lễ tương tự và Prakru Prapath Waranukij, một nhà sư chuyên thực hiện nghi lễ này, cho biết mặc dù nghi lễ giải đen nhận vô số lời chỉ trích trên mạng nhưng ông cảm thấy điều quan trọng là phải suy ngẫm về cái chết.

Prakru nói: "Nghi lễ nhắc nhở mọi người rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ chết, vì vậy phải cẩn thận và trân trọng mỗi khoảnh khoắc được sống của mình".

Nguồn: SCMP