Con cái bỏ học ra quán net chơi game: lỗi do bố mẹ hay ông chủ quán?

SmiLe  - Theo Trí Thức Trẻ | 30/05/2017 05:32 PM

Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vụ việc ông bố đập phá quán Net khi thấy con trai mình bỏ học để chơi game.

Mới đây, vụ việc một ông bố trong lúc tức giận vì cậu con trai bỏ học, vào ngồi chơi game trong quán Net mà đập vỡ tới 27 màn hình của quán. Ngay lập tức, đã có nhiều ý kiến trái chiều về vụ việc này, trong đó nhiều người lên tiếng chỉ trích hành động của ông bố là quá bạo lực, thậm chí quá côn đồ khi phá hoại tài sản người lớn như vậy.

Clip ghi lại cảnh ông bố đập vỡ 27 màn hình của quán Net khi thấy con trai mình bỏ học chơi game

Tuy nhiên, suy rộng ra thì đây vẫn là một hành động xuất phát từ tấm lòng của một người bố thương con, khi thấy con trai của mình ngang nhiên bỏ học để ra ngoài hàng Net chơi điện tử, bỏ phí tiền bạc, vốn là công sức lao động của chính mình.

Dù vậy, hành động đập phá quán Net khi cho rằng chính các địa điểm chơi game này đã khiến cho con trai mình bỏ học của ông bố để "dằn mặt" khiến cho nhiều người cảm thấy bàng hoàng và bức xúc. Vậy lỗi ở đây là do ai, liệu có phải do các bậc phụ huynh không biết dậy con, hay do chủ quán Net mở ra khiến học sinh bỏ bê việc học, ra quán Net chơi game:

1. Lỗi chính vẫn đến từ phía đứa trẻ trốn học, ra hàng Net chơi điện tử

Nói đi nói lại, thì rõ ràng lỗi chính ở đây vấn đến từ cậu học sinh lớp 9 dám bỏ học để đi chơi game. Rõ ràng rằng khi trong trách nhiệm, bổn phận của học sinh là học hành nghiêm chỉnh, và hành động trốn học để đi chơi game rõ ràng thể hiện thái độ gian dối, điều mà các học sinh nên tránh khi vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường.


Trước hết, cần phải khẳng định rằng lỗi chính vẫn đến từ cậu học sinh lớp 9 bỏ học đi chơi game

Trước hết, cần phải khẳng định rằng lỗi chính vẫn đến từ cậu học sinh lớp 9 bỏ học đi chơi game

Việc trốn học đi chơi có thể để lại hệ quả rất xấu, từ việc không đi học, không hiểu bài dẫn đến kết quả giảm sút, mà tâm lý ham chơi game có thể dẫn đến thái độ, thói quen xấu, từ đó dẫn đến việc nghiện chơi game mà không còn thói quen học hành nữa.

Trong khi đây lại là giai đoạn cậu học sinh lớp 9 này sắp thi tốt nghiệp cuối cấp 2, thì việc ngang nhiên bỏ học đi chơi game này khó có thể được tha thứ, kể cả từ người ngoài và ngay ở trong trường hợp này chính là người bố ruột. Có lẽ, thấy con trai mình bỏ học đi chơi game ngay trong giai đoạn thi cử như thế này, khó có người bố nào lại không cảm thấy nóng giận.

2. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân - Người bố cũng có lỗi một phần

"Tiên trách kỷ, hậu trách nhân" - Trước khi lên tiếng đổ lỗi cho chủ quán Net, rõ ràng người đàn ông trên cũng phải nhìn nhận lại cách dạy bảo con cái của mình. Vẫn biết rằng cha mẹ sinh con, trời sinh tính, thế nhưng nếu có biện pháp giáo dục tốt, nghiêm ngặt thì chắc gì cậu học sinh trên đã dám bỏ học mà ra ngoài quán Net ngồi chơi điện tử như vậy.


Nếu có biện pháp giáo dục tốt, nghiêm ngặt thì chắc gì cậu học sinh trên đã dám bỏ học mà ra ngoài quán Net ngồi chơi điện tử như vậy.

Nếu có biện pháp giáo dục tốt, nghiêm ngặt thì chắc gì cậu học sinh trên đã dám bỏ học mà ra ngoài quán Net ngồi chơi điện tử như vậy.

Thật vậy, trước khi đổ lỗi cho chủ quán Net, ông bố này cũng nên nhìn nhận ra một vấn đề đơn giản, mà gần như hiển nhiên rằng chẳng có chủ quán Net nào tự mời mọc khách đến chơi, mà đa phần những người vào đây đều là "tự nguyện", mà trong trường hợp này, người tự nguyện chính là cậu học sinh lớp 9, con trai của ông.

Hơn thế nữa, hãy thử nghĩ sâu xa hơn rằng nếu ông bố biết kiểm soát chặt chẽ về mặt tiền nong, tài chính đối với con trai mình thì cậu học sinh kia lấy tiền đâu ra mà ngồi chơi game ngoài quán Net.


Các bậc phụ huynh nên nhìn nhận lỗi chính là do con mình, thực ra quán Net chỉ là nơi cung cấp dịch vụ mà thôi?

Các bậc phụ huynh nên nhìn nhận lỗi chính là do con mình, thực ra quán Net chỉ là nơi cung cấp dịch vụ mà thôi?

Điều đáng tiếc ở đây rằng ông bố dường như lại không chịu nhìn nhận ra vấn đề mấu chốt ở đây rằng chính do con trai mình "hư hỏng" mà lại đổ hết lỗi lầm do cho quán Net, thậm chí còn lên tiếng đe dọa rằng từ "lần sau" không được cho phép con trai mình vào quán Net này chơi game nữa, và hành động đập phá hết màn hình quán Net là để... dằn mặt.

Lỗi do... định kiến của xã hội

Theo như xã hội Việt Nam, học là con đường ngắn nhất để thành đạt, mọi con đường khác đều là đường vòng, lỗi rẽ khác nhau. Khi con cái chơi game, con đường ấy sẽ dài hơn khá nhiều bởi họ phải tốn thời gian, tốn tâm trí, hao tổn sức khỏe, mệt mỏi, ảnh hưởng tới công việc học hành.

Tuy nhiên, đó chỉ dừng ở mức độ nhẹ mà thôi. Nhiều khi con cái còn bỏ những buổi học trên lớp và lao đầu vào game dẫn tới đình chỉ học, cảnh cáo học vụ. Phải công nhận rằng game ở Việt Nam hút quá nhiều thời gian của thời học sinh, sinh viên.

Cần phải công nhận rằng nhiều trường hợp chơi game, nghiện game dẫn đến việc trốn học khiến đa số các bậc phụ huynh có cái rất xấu, không thiện cảm về việc chơi game. Từ đây, khi nhìn thấy con em mình chơi game sẽ khiến họ cảm thấy lo lắng, dẫn đến các hành động tiêu cực từ sự bức xúc này, mà việc đập phá quán Net của ông bố trên đây có thể xem là một ví dụ.

Vậy chủ quán Net liệu có lỗi hay không?

Xét cho cùng thì các quán Net vẫn là nơi cung cấp dịch vụ chơi game, và những người đến chơi là khách hàng. Điều đáng chú ý ở đây rằng các chủ quán Net không hề lôi kéo, chào mời người đến chơi game, mà hoàn toàn là do họ tự nguyện.


Khi vào quán Net tại Trung Quốc, khách phải xuất trình chứng minh thư

Khi vào quán Net tại Trung Quốc, khách phải xuất trình chứng minh thư

Dẫu vậy, vấn đề ở đây có thể vẫn đến từ việc tại Việt Nam, các game thủ vào quán Net chơi lại không bị giới hạn độ tuổi. Cần phải biết rằng, nhiều quán Net tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc... thì khi vào chơi Net, các người chơi buộc phải xuất trình chứng minh thư để chứng minh độ tuổi.

Có lẽ, nếu điều này áp dụng tại Việt Nam, thì biết đâu có thể bớt được các trường hợp như trên xảy ra.