Có thể bạn chưa biết: Nói về truyện tranh, Manga và Manhwa còn phải gọi Manhua là... "cụ tổ"

Yua Mikami  - Theo Helino | 01/05/2019 07:29 PM

Thần Ma Mobile
01/05/2019 NCB: Trung Quốc NPH:

Khá bất ngờ rằng, nếu so về chiều dài lịch sử, Manhua xuất hiện trước 2 đối thủ còn lại một khoảng thời gian rất dài.

Manhua (Hán Việt: Mạn Họa) hiểu nghĩa nôm na là "bản vẽ nháp chưa chuẩn bị trước", đại diện cho nền truyện tranh tiếng Hoa có nguồn gốc sản xuất tại Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Trên thực tế, Manhua ra đời từ rất lâu trước đây, bỏ xa Manga và Manhwa thế nhưng lại không nhiều người biết đến điều này. Mãi cho đến những năm 1950, 1960, Manhua mới được "cập nhật" theo phong cách hiện đại và bắt đầu được độc giả biết đến rộng rãi hơn.

Có thể bạn chưa biết: Nói về truyện tranh, Manga và Manhwa còn phải gọi Manhua là... cụ tổ - Ảnh 1.

Manhua thực chất được coi là "cụ tổ" của Manga và Manhwa?

Bỏ ngoài vấn đề nguồn gốc, Manhua có một thứ đáng tự hào khi so sánh với Manga và Manhwa, chính là độ chi tiết trong từng trang truyện. Nếu như bạn đọc đã từng nghiền ngẫm bộ Hỏa Phụng Liêu Nguyên (của tác giả Trần Mưu) thì chắc hẳn không còn xa lạ với điều này. Những khoảnh khắc mà 2 đại quân với số lượng binh lính lên tới cả trăm vạn lao vào giao tranh được tác giả nắn nót rất kỹ lưỡng. Thêm vào đó, phần lớn các bộ Manhua lấy đề tài lịch sử Trung Quốc thường lấy tông màu chủ đạo là đen nhiều hơn trắng. Đây là đặc điểm rất dễ nhận ra nếu so sánh Manhua và 2 đối thủ cùng loại.

Có thể bạn chưa biết: Nói về truyện tranh, Manga và Manhwa còn phải gọi Manhua là... cụ tổ - Ảnh 2.

Một khung cảnh cực hoành tráng trong Hỏa Phụng Liêu Nguyên

Mặc dù được coi là người đi đầu nhưng những năm gần đây, không khó để nhận ra Manhua đang lấy cảm hứng rất nhiều từ Manga Nhật Bản. Từ cách thể hiện cảm xúc nhân vật, những trường đoạn giao tranh hay thậm chí là bối cảnh môi trường ở phía sau. Ranh giới để phân biệt giữa 2 loại truyện tranh này ngày càng mỏng, duy nhất chỉ có mức độ chi tiết là vẫn được giữ nguyên, tạo ra cái nét đặc trưng khó lẫn đi đâu được.

Có thể bạn chưa biết: Nói về truyện tranh, Manga và Manhwa còn phải gọi Manhua là... cụ tổ - Ảnh 3.

Khác với Manga, phần lớn các bộ Manhua rất được chăm chút "đổ màu"

Theo một số fan truyện tranh lâu năm nhận xét, nếu để tìm một bộ chỉ khai thác về đề tài chiến tranh, Manhua sẽ là đỉnh nhất. Lý do rất đơn giản, đội ngũ sản xuất rất biết cách để khắc họa những khung cảnh bao la, rộng lớn, mức độ khốc liệt và cái không khí tang thương, đẫm máu. Còn ngược lại, nếu đọc các bộ Manhua về đời sống thường ngày, những câu chuyện hài hước hay các đề tài hư cấu thì đôi lúc, người đọc vẫn bị khớp bởi sự không liền mạch trong việc dẫn dắt khung truyện.

Có thể bạn chưa biết: Nói về truyện tranh, Manga và Manhwa còn phải gọi Manhua là... cụ tổ - Ảnh 4.

Thêm vào đó, họ cũng có cách khai thác cốt truyện rất hay ho, độc đáo

Tất nhiên, mặc dù lấy cảm hứng nhiều từ truyện tranh Nhật Bản nhưng Manhua giờ đây đang bắt đầu xuất hiện những hướng đi mới, điển hình là trong cách mở màn một thế giới mộng ảo. Họ có óc sáng tạo tuyệt vời, tạo ra vô số kịch bản chưa từng thấy và thậm chí, nếu nói không ngoa, thì có thể đem lên màn ảnh rộng cũng chẳng chơi.

Có thể bạn chưa biết: Nói về truyện tranh, Manga và Manhwa còn phải gọi Manhua là... cụ tổ - Ảnh 5.

Nhờ thị trường đông dân nhất thế giới, Manhua đang ngày càng chứng tỏ sức ảnh hưởng của mình lên nhiều lĩnh vực khác nhau

Thêm vào đó, với sự hậu thuẫn của thị trường đông dân nhất thế giới, Manhua có tầm ảnh hưởng rất lớn, không chỉ trong giới truyện tranh mà còn lấn sang các lĩnh vực khác, ví dụ gần nhất chính là tựa game Thần Ma Mobile sắp ra mắt. Được chắp bút bởi đội ngũ sản xuất Manhua chuyên nghiệp, không ngạc nhiên khi tựa game lại sở hữu những khung cảnh đẹp đến ấn tượng.

Có thể bạn chưa biết: Nói về truyện tranh, Manga và Manhwa còn phải gọi Manhua là... cụ tổ - Ảnh 6.

Hằng Nga tái xuất trong Thần Ma Mobile

Nhiều game thủ Việt khi được nhìn thấy các video hay bức ảnh hé lộ của Thần Ma Mobile đã không ngớt lời khen dành cho vẻ đẹp của sản phẩm này. Từng vị cổ thần trong truyền thuyết Trung Hoa cổ đại hiện lên dưới những nét vẽ đầy thần thái, bất tục. Thậm chí, ngay cả hiệu ứng kỹ năng trong game cũng được chăm chút tỉ mỉ, khiến cho người chơi phải trầm trồ và phần nào cảm nhận được uy lực hủy thiên diệt địa của chúng.

Có thể bạn chưa biết: Nói về truyện tranh, Manga và Manhwa còn phải gọi Manhua là... cụ tổ - Ảnh 7.

Được sản xuất bởi đội ngũ Manhua chuyên nghiệp, Thần Ma Mobile đang sở hữu một vẻ đẹp độc nhất vô nhị

Nhìn chung, tuy chưa vượt qua được hẳn thị phần của Manga trên thế giới nhưng Manhua đang ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ với những đầu truyện hoàn toàn mới. Vẫn bám theo nguyên tắc xưa cũ về cách thể hiện khung hình hoặc tìm kiếm những câu chuyện thật độc, lạ, tin rằng trong tương lai không xa, sẽ sớm có những đại diện đầu tiên của Manhua nổi trội lên, vượt qua cả Manga và Manhwa để tiếp cận tới đông đảo độc giả hơn.

Nguồn ảnh: Internet