Có thật hay không video "Suicidemouse.avi": Creepypasta ám ảnh về Chuột Mickey

Jessie Mai  - Theo Helino | 25/01/2020 06:48 PM

"Suicidemouse.avi" là creepypasta về video bị nguyền rủa của chú chuột Mickey, vốn được lan truyền rộng rãi trên internet nhiều năm qua với vô số tin đồn.

Chuột Mickey là một trong những nhân vật hoạt hình nổi tiếng nhất trong nhiều thập kỷ qua. Có thể coi, đây chính là "linh vật" của Disney, hãng phim được mệnh danh là Nhà Chuột. Tuy nhiên, với sự phát triển của internet, các truyền thuyết đô thị và creepypasta, giới trẻ có thể biết đến một phiên bản kỳ lạ, rùng rợn hơn của chuột Mickey. Lucia Peters, phó tổng biên tập của Bustle, đã có những nghiên cứu nghiêm túc về phiên bản Mickey này năm ngoái. Nhờ đó, chúng ta có cơ hội biết rõ hơn về đoạn video rùng rợn về chuột Mickey đã lưu truyền trên mạng nhiều năm qua.

Creepypasta là một thể loại truyện kinh dị trên Internet, nguồn gốc của nhiều bức ảnh, video có nội dung ám ảnh với những câu chuyện khủng khiếp sẽ khiến bạn rợn gáy. Ví dụ như creepypasta về Smile Dog, các câu chuyện này không có nguồn gốc rõ ràng, mà chỉ trở nên nổi tiếng và lưu truyền rộng rãi trên mạng.

Có thật hay không video Suicidemouse.avi: Creepypasta ám ảnh về Chuột Mickey - Ảnh 1.

Một trong số những creepypasta nổi bật là về Chuột Mickey, được gọi là "Suicidemouse.avi". Theo câu chuyện, đây là một tập phim hoạt hình bị mất của Mickey. Nó được phát hiện khi nhà phê bình phim Leonard Maltin đang kiểm tra những tập phim hoạt hình Mickey cũ, nhằm quyết định tập phim nào nên được chuyển thành định dạng DVD.

Video này là một trong những điều ám ảnh nhất trong thế giới internet, hoặc ít nhất nó được gọi như vậy. Từ năm 2009, nó đã có 1.1 triệu view trên Youtube.

Có thật hay không video Suicidemouse.avi: Creepypasta ám ảnh về Chuột Mickey - Ảnh 2.

Video bắt đầu với nhân vật chuột Mickey, đi dạo trên đường phố với bàn tay đặt sau lưng, đầu cúi gằm xuống. Âm thanh kỳ dị, rùng rợn của tiếng piano ở background khiến người xem lạnh gáy ngay lập tức. Khoảng một phút rưỡi trôi qua, màn hình chuyển sang màu đen. Có vẻ như khi được tìm thấy, đoạn màn hình đen kéo dài đến 6 phút. Nó đã được chỉnh sửa, và khi hoạt họa quay trở lại, mọi thứ có vẻ còn quái dị hơn.

Có thật hay không video Suicidemouse.avi: Creepypasta ám ảnh về Chuột Mickey - Ảnh 3.

Mickey vẫn đi dạo trên phố, nhưng trong video có thể nghe thấy tiếng một người đàn ông gào thét. Nhiều giọng nói hơn xuất hiện, những tiếng gào khác nhau hòa trộn làm một. Hoạt họa bắt đầu xoắn vặn, méo mó, và cuối cùng gương mặt Mickey biến mất, chỉ còn là một nhúm màu đen trắng mờ nhạt, khó nhìn.

Có thật hay không video Suicidemouse.avi: Creepypasta ám ảnh về Chuột Mickey - Ảnh 4.

Câu chuyện phía sau creepypasta trứ danh này còn đen tối hơn. Khi Maltin lần đầu tiên xem video này, ông đã bị ám ảnh bởi nó, ông rời khỏi phòng riêng và bắt trợ lý của mình xem nốt để ghi chú lại. Người bảo vệ trực ca đêm đó nói rằng người trợ lý sau khi xem video, đã lẩm bẩm bảy lần "Sự chịu đựng thực sự là hư vô", rồi chộp lấy khẩu súng của bảo vệ và tự sát.

Câu chuyện mờ ám, kinh dị này đã khiến video của Mickey trở thành một trong những creepypasta huyền thoại. Nhưng đó không phải sự thật, mà chỉ là sự thêu dệt.

Có thật hay không video Suicidemouse.avi: Creepypasta ám ảnh về Chuột Mickey - Ảnh 5.

"Suicidemouse.avi" được làm ra vào thập kỷ 1930s, nhưng nhà báo Lucia Peters cho rằng hoạt họa của nó không tương đồng với các tập phim Mickey được làm vào thời gian đó, thậm chí còn không cố bắt chước để giống. Bà cho rằng sự hiện diện của video này và câu chuyện phía sau nó chỉ nhằm thêu dệt, tạo nên những creepypasta về "các tập phim hoạt hình bị mất" sau này, được rất nhiều người quan tâm. Các bộ phim hoạt hình nổi tiếng đều có một "phiên bản tối" của chính nó, như Doraemon, Phineas and Ferb, Tom and Jerry,...

Có thật hay không video Suicidemouse.avi: Creepypasta ám ảnh về Chuột Mickey - Ảnh 6.
Có thật hay không video Suicidemouse.avi: Creepypasta ám ảnh về Chuột Mickey - Ảnh 7.

"Suicidemouse.avi" trở nên nổi tiếng và thuyết phục như vậy, nên rất khó để phủ nhận nó. Tuy nhiên, sự đáng tin cậy của creepypasta về chú Chuột được trẻ em yêu thích lại mở ra nhiều câu chuyện rùng rợn hơn cho những bộ hoạt hình khác. Những "phiên bản thất lạc" này hoàn toàn không có thật, cũng như câu chuyện về những nạn nhân phía sau nó cũng vậy. Tuy nhiên, đây vẫn là một đề tài thú vị để tìm hiểu và giải trí.