Rất nhiều trang web mô phỏng game đã chính thức gỡ các thư viện phần mềm của mình xuống, hoặc ngừng hoạt động vĩnh viễn, sau một một đơn kiện do Nintendo chống lại một trong các website lớn nhất.
Trong suốt hai thập kỉ nay, thật dễ dàng để lướt web, và chỉ trong vòng vài phút, bạn đã có thể chơi được những tựa game từ năm ngoái trên PC của bạn. Điều này diễn ra mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền, thế nhưng nó dường như không mấy quan trọng đối với hàng triệu người đang chơi game bằng trình giả lập. Các nhà xuất bản thấy được những trình giả lập đó nhưng lại làm ngơ, gần như cho phép chúng hoạt động mà không bị luật bản quyền kiếm soát. Còn người chơi thì tất nhiên không thể từ chối giải pháp đó để được chơi những tựa game mà mình thích.
Sẽ thực sự không thể nào vượt qua được những tách biệt như thế, vì rằng chẳng có một luận cứ nào có tính xác đáng duy nhất. Tuy vậy có thể chắn chắn một thứ: Mặc dù không phải là mục tiêu của những cracker nhưng việc giả lập game hoàn toàn là cần thiết để lưu giữ lịch sử các tựa game. Theo ý này, không những các tựa game sẽ đảm bảo được một bản sao của nó có thể tồn tại ở bất kì đâu, lịch sử trò chơi sẽ là thứ mà mọi người có thể trải nghiệm.
Tuy nhiên, trọng tâm của cuộc tranh cãi này không phải là nằm ở bản thân ‘trình giả lập ‘ (thứ mà được cho là hợp pháp ở nhiều quốc gia), mà chính là ROM. ROM viết tắt của cum từ “read-only memory” hay bộ nhớ chỉ đọc, loại chip máy tính mà các dữ liệu trò chơi trước đây phải trữ trên nó. Khi các hacker bắt đầu đẩy dữ liệu ra khỏi các con chip và lưu chúng dưới dạng các tệp tin trên PC, và chúng được gọi là các tệp “ROM”. Thời kì mà các trình giả lập nổi lên cùng với Internet là vào những năm 1990: khi ngày càng nhiều hộ gia đình đều có thể kết nối trực tuyến, và họ sớm nhận ra Internet là cả mảnh đất màu mỡ cho mọi người được tham gia trải nghiệm game.
Thật sự rất dễ dàng để có thể sao chép mà chẳng cần có sự xin phép của chủ sở hữu. Thế nhưng, hãy thử tượng tượng, nếu không có ROM thì thế giới game sẽ trở nên rất ảm đạm, đặc biệt là khi xem xét bản chất của một trò chơi điện tử như một phương tiện giải trí. Và điều gì sẽ xảy ra với chúng một khi thời hạn sử dụng của phần cứng để chúng chơi trên đó đã hết hạn.
Luật bản quyền đã phải đương đầu với rất nhiều công việc. Một số người quản lý gọi đó là “hố đen thể kỉ 20”. Bạn có thể truy cập vào Internet và tìm các sản phẩm sáng tạo trải rộng gần như khắp lịch sử của con người. Mặc dù bản quyền là điều cần thiết để cân bằng lợi ích giữa người sáng tạo và công chúng, tuy nhiên, thời hạn bản quyền của nó quá lâu cũng dễ dẫn đến việc mất đi tính cộng đồng của một sản phẩm giải trí.
Âm nhạc, sách và phim từ năm 1923 sẽ có thể chính thức hết hạn bản quyền từ 1999, nhưng phải mãi đến 2019 mới thật sự kết thúc. Liệu nó có thể giúp chúng ta sao chép mọi thứ từ 1923 đến nay không? Chắc chắc là không. Phim sẽ mòn, sách sẽ nát, và cả các trò chơi điện tử cũ cũng sẽ hư hỏng trầm trọng, thậm chí không còn tồn tại nữa. Do vậy, nhờ những nỗ lực của những người yêu thích hay các lập trình viên với mong muốn lưu trữ những tựa game cũ bằng những hành động ngoài vòng pháp luật, các trò chơi điện tử cũ vẫn sẽ còn tồn tại. Điều này đặc biệt đúng khi tựa game đó chỉ có một bản copy nguyên mẫu duy nhất hoặc được sản suất theo một số lượng rất ít.
(Còn tiếp...)