Google kể chuyến hành trình của email bằng đoạn phim ngắn

Chu Ngọc Khánh   | 29/05/2012 0:00 AM

Đoạn phim hoạt hình ngắn mới được "gã khổng lồ" Google công bố sẽ cho chúng ta thấy những chuyện sẽ xảy ra sau khi người sử dụng Gmail bấm nút "Send". Phía sau hậu trường là một trung tâm dữ liệu bảo mật và tiết kiệm năng lượng, được thiết kế để tối ưu hóa việc sử dụng máy chủ và hiệu suất người dùng cuối.

Đoạn phim hoạt hình ngắn mới được "gã khổng lồ" Google công bố sẽ cho chúng ta thấy những chuyện sẽ xảy ra sau khi người sử dụng Gmail bấm nút "Send". Sau hậu trường là một trung tâm dữ liệu bảo mật và tiết kiệm năng lượng, được thiết kế để tối ưu hóa việc sử dụng máy chủ và hiệu suất người dùng cuối.

Hòm thư Gmail của bạn nằm đâu đó trong đống máy chủ, dây rợ và ổ cứng lộn xộn (tạm gọi là “đám mây”) nhưng chúng thường “di cư” để kiếm tìm một vị trí lý tưởng cho mình.

Google đã tung ra một đoạn hoạt hình ngắn để trả lời cho câu hỏi của nhiều người dùng: “Chuyện gì sẽ xảy ra sau khi tôi ấn nút Send (gửi) trên Gmail?". Gã khổng lồ đã công bố đoạn phim với tên gọi “The Story of Send để nhấn mạnh sự bảo mật và cho người dùng thấy được việc sử dụng tương đối ít năng lượng của trung tâm dữ liệu của hãng.


Đoạn phim cho thấy Google ước tính trung tâm dữ liệu của họ sử dụng năng lượng ít hơn tới 50% so với một trung tâm dữ liệu thông thường và 30% trong số đó là năng lượng sạch, bao gồm năng lượng gió và mặt trời.

Tuy nhiên, trong một buổi phỏng vấn, đại diện của Google tiết lộ rằng họ đã tái cấu trúc cơ sở hạ tầng của “đám mây” để tối ưu hóa tài nguyên cũng như làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Mặc dù họ từ chối tiết lộ thời điểm diễn ra sự thay đổi này nhưng họ cho biết rằng kiểu "kiến trúc" chia sẻ tài nguyên này đã được họ sử dụng một thời gian. 




Trung tâm dữ liệu thường có một hệ thống chuyển đổi dự phòng để đảm bảo dữ liệu và các máy chủ luôn sẵn sàng cho khách hàng. Sabrina Farmer, quản lý kỹ thuật của Gmail giải thích: “Nếu có sai sót ở một địa điểm, toàn bộ công việc sẽ được phân chia ra các trung tâm dữ liệu khác”.

Farmer cũng cho biết: “Sử dụng tất cả các trung tâm dữ liệu như một khối tài nguyên chung cũng có nghĩa là một tài khoản cá nhân Gmail hay Google Apps không gắn với một địa điểm cụ thể nào đó. Tần số sử dụng thư điện tử, dung lượng hòm thư và địa điểm của người dùng sẽ được sử dụng để xác định máy chủ và sao lưu dữ liệu".

E-mail tại công ty của Farmer được đặt tại Thung lũng Silicon nhưng Gmail cá nhân của cô lại được lưu tại máy chủ ở châu Âu vì ở đó thì hiệu suất là cao nhất. Các kĩ sư tính toán số liệu, ví dụ như thời gian phản hồi trung bình và thay đổi nơi mà tài khoản của khách hàng được lưu trữ để tăng hiệu suất. Hơn 90% lượng thư điện tử Gmail được chuyển trong vòng 5 giây và hơn 50% số đó tới nơi trong dưới 1 giây đồng hồ. Theo tính toán, đó là một cách sử dụng có hiệu quả vì Google không cần một hệ thống thường trực tại mỗi địa điểm. Cấu trúc này cũng cho phép Google sử dụng đầy đủ các nguồn lực có sẵn hơn là có hàng ngàn máy chủ nhàn rỗi.

“Việc chúng ta không cần có các máy dự phòng đã tiết kiệm đáng kể chi phí vận hành”, Farmer nói. “Đó là một thay đổi lớn trong cách chúng ta phân phối các nguồn lực và phân chia công việc”.

Người đại diện của Google từ chối đưa ra một con số cụ thể về việc tiết kiệm năng lượng nhưng nói rằng đó là một con số lớn. Farmer nói rằng kĩ thuật đằng sau việc chuyển mail này rất phức tạp nhưng công ty có thể tăng hiệu suất chuyển thư bằng cách di chuyển tài khoản của người dùng giữa các địa điểm. Chúng tôi liên tục dõi theo hoạt động của người dùng và nếu chúng tôi tìm thấy bạn, hệ thống sẽ hoạt động hiệu quả hơn bằng cách di chuyển tài khoản của bạn”, cô nói.

Tham khảo: CNET