Năm 2012, đã có một vài lời nhắn kỳ lạ xuất hiện với những người cụ thể. Nó yêu cầu những người này giải mã một thông điệp từ những dòng chữ trắng trên phông nền đen này. Một vài trang web như 4chan hay Reddit đã cùng mở mục thảo luận để bàn xem ai đã tạo ra và câu đố mang tên Cicada 3301 thực sự có ý nghĩa gì.
Có vẻ như, câu đố này dẫn đến chuyện về những người được tuyển mộ vào một tổ chức đặc biệt không rõ danh tính, và liên quan tới Deepweb.
Một cách chiêu mộ người vào tổ chức bí ẩn
Theo Marcus Wanner, một thiếu niên từng giải được câu đố Cicada năm 2012, có một tổ chức kín đứng sau những thông điệp này. Họ không phải một tổ chức gì đó mà chính phủ có thể can thiệp được.
Wanner khẳng định rằng họ là một nhóm người đang tìm kiếm thành viên, nhằm mở rộng những triết lý và quan điểm của mình về việc chia sẻ dữ liệu tự do. Có vẻ như họ chống lại những chính sách kiểm duyệt và bảo mật thông tin ngày nay.
Để giải mã câu đố cần rất nhiều thời gian
Để giải mã câu đố năm 2012, một người đàn ông tên Joel Eriksson từng mất đến 3 tuần. Trong thời gian đó, Joel giải mã các hình ảnh trên một loại phần mềm đặc biệt. Bằng cách này Joel tìm ra các đoạn code có thể giúp giải mã câu đố và dẫn tới một websites bí ẩn.
Marcus Wanner thì đã dành một tháng không ngủ với những bản nháp đầy code, tìm kiếm tọa độ và mổ xẻ đoạn thông điệp.
Năm 2014, câu đố Cicada được chuyển thành chữ Runes (chữ của người Bắc Âu cổ) và vẫn không thể được giải mã cho đến ngày nay.
Phải đi nhiều nơi mới có thể tìm được manh mối
Sau khi giải mã được một phần câu đố Cicada năm 2012, trong đó yêu cầu nhân ba số nguyên tố đầu tiên lại, các "nhà giải mã" nhận được một dãy số tọa độ. Thông thường nếu như đây chỉ là một trò lừa gạt của Internet, tọa độ chỉ ở Mỹ mà thôi. Nhưng trong trường hợp này, các tọa độ dẫn đến Mexico, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nga, Pháp và Mỹ.
Khi tìm đến các tọa độ này, những hình ảnh có mã QR được tìm thấy, dẫn tới các manh mối và câu đố phức tạp hơn.
Manh mối dẫn đến cuốn sách chỉ đọc được một lần
Một trong các mã vạch QR của câu đố này đã được giải mã, dẫn đến một bài thơ khoa học viễn tưởng được gọi là Agrippa. Đây là cuốn sách độc nhất vô nhị chỉ có thể được mở trên ổ đĩa đời cũ. Sau khi đọc xong một lần, nó sẽ tự khóa lại và không thể mở ra nữa.
Có vẻ như bản thân bài thơ này cũng chứa một thông điệp và mã code nào đó, đòi hỏi người giải mã phải tự tìm kiếm câu trả lời để dẫn tới manh mối tiếp theo.
Có rất nhiều câu đố xuất hiện dưới tên Cicada 3301
Vào năm 2013, một câu đố Cicada mới đã xuất hiện trên các thông điệp được gửi đi cho mọi người. Nó viết rằng, "Chào một lần nữa. Chúng tôi lại tiếp tục tìm kiếm những cá nhân xuất sắc."
Năm 2014, một câu đố khác lại xuất hiện, trong năm 2015 thì không. Tới đầu năm 2016, một tài khoản Twitter lại đăng thông điệp khác mang danh Cicada.
Năm 2017, một câu đố Cicada giả mạo đã lan truyền khắp internet, sử dụng mật mã PGP để gửi thông điệp cho những ai tò mò rằng hãy cẩn thận trước con đường họ đang đi. Thông điệp này cũng nói rằng câu đố cần giải đáp lại vẫn chính là câu đố năm 2014 mà chưa có lời giải.
Bởi sự xuất hiện ồ ạt này, nhiều người nghi ngờ rằng một số trong đó chỉ là "hàng nhái", là trò đùa không hơn không kém.