Chuyện chưa kể: Chocolate từng bị xem là mê hồn dược để quyến rũ lừa lọc đàn ông?

DS  - Theo Trí Thức Trẻ | 23/04/2020 11:03 AM

Trong lịch sử lâu đời của mình, chocolate nói riêng và cây ca cao nói chung từng có thời kỳ bị xem là mê dược, còn những người chế biến chúng lại trở thành phù thủy.

Chocolate hay sô cô la, một loại thực phẩm rất quen thuộc với chúng ta ngày nay. Ngoài việc góp mặt trong những món ăn, thức uống hấp dẫn, chocolate còn gắn liền với các ý nghĩa ngọt ngào về tình yêu. Thậm chí, tại Nhật Bản món chocolate Kitkat còn trở thành một loại quà tặng chức may mắn cho các sĩ tử. Thế nhưng, trong lịch sử lâu đời của mình, chocolate nói riêng và cây ca cao nói chung từng có thời kỳ bị xem là mê dược, còn những người chế biến chúng lại trở thành phù thủy.

Chuyện chưa kể: Chocolate từng bị xem là mê hồn dược để quyến rũ lừa lọc đàn ông? - Ảnh 1.

Cây cacao ở Mỹ Latin: Thiêng liêng và quý như vàng

Hơn 2000 năm trước, những người dân vùng châu Mỹ Latin đã phát hiện cũng như sử dụng cây ca cao. Người Maya và người Aztec đã trồng loại cây này từ rất lâu trước khi người châu Âu tìm ra Tân Thế Giới.

Chuyện chưa kể: Chocolate từng bị xem là mê hồn dược để quyến rũ lừa lọc đàn ông? - Ảnh 2.

Trong quan niệm của người Maya, họ tin rằng ca cao là loại cây của Thượng Đế và hạt ca cao là món quà mà thần thánh ban tặng cho con người. Người Maya biết cách chế biến ca cao từ rất sớm, tuy còn khá sơ sài: Ca cao được nướng lên, nghiền nhuyễn và pha với bột ngô cùng bột ớt, tạo bọt nhiều. Thứ thức uống có vị đắng này đã làm say mọi tầng lớp trong xã hội bấy giờ.

Chuyện chưa kể: Chocolate từng bị xem là mê hồn dược để quyến rũ lừa lọc đàn ông? - Ảnh 3.

Còn với người Azect, họ thậm chí còn xem hạt cây ca cao như một loại tiền tệ, dùng để trao đổi hàng hóa. Thức uống ca cao lên men mà họ gọi là Xocolatl xuất hiện trong những bữa tiệc hoàng gia, thậm chí còn là tặng phẩm ban thưởng cho các chiến binh dung cảm. Đặc biệt hơn, ca cao cũng xuất hiện trong các nghi lễ linh thiêng.

Hạt ca cao và cuộc xâm lược của người Tây Ban Nha

Năm 1492, người Tây Ban Nha đặt chân đến vùng Trung Mỹ. Ngoài việc xâm lược, khi được nếm thử vị ngon của món đồ uống Xocolalt, người Tây Ban Nha cũng vơ vét cả loại hạt kỳ diệu này về và thêu dệt lên những tác dụng thần kỳ của ca cao đối với chuyện phòng the. Vì không thể phát âm chính xác từ Xocolalt, người phương Tây đã gọi trại thành Chocolate – cách gọi này đã trở thành tên gọi chính thức cho các chế phẩm từ ca cao ngày nay.

Chuyện chưa kể: Chocolate từng bị xem là mê hồn dược để quyến rũ lừa lọc đàn ông? - Ảnh 4.

Ca cao trở thành món đồ uống ưa thích của giới quý tộc châu Âu, nhu cầu ngày càng tăng đối với mặt hàng này đã khiến Đế quốc Tây Ban Nha đẩy mạnh trồng trọt tại các đồn điền ở Mỹ Latin vào thế kỷ 18-19, kéo theo đó là nạn buôn bán nô lệ châu Phi.

Giai thoại về ‘tình dược chocolate’

Tại quê hương Mỹ Latin của mình, người Maya tin rằng chocolate chỉ có thể do phụ nữ pha chế ra. Thế nên, khi thứ thực phẩm này xuất hiện ở Châu Âu suốt một thời kỳ dài người ta lưu truyền không ít những ‘truyền thuyết’ về ca cao, phần lớn đều liên quan đến thuật phù thủy của phụ nữ da màu. Dù mê mẩn ca cao, song nỗi e ngại đối với những người dân thuộc địa thông hiểu về y học, độc dược đã khiến người phương Tây đổ lỗi mọi nhược điểm lẫn yếu kém của bản thân lên tách ca cao.

Chuyện chưa kể: Chocolate từng bị xem là mê hồn dược để quyến rũ lừa lọc đàn ông? - Ảnh 5.

Trường hợp dở khóc giở cười nhất là vụ tố giác của Juan de Fuentes – một ông chồng người Tây Ban Nha, anh ta đã tố giác cô vợ Cecilia vì đã làm phép khiến anh ta bị…mất khả năng đàn ông. Cecilia không cùng sắc tộc với Juan de Fuentes, thế nên cô không có cơ hội nào để thanh minh mà lập tức phải xộ khán vì tội danh vô lý mà anh chồng vẽ ra.