- Theo Helino | 19/11/2018 12:28 PM
Ngày nay, yếu tố nghệ thuật trong mỗi tựa game đều luôn được chú trọng nhằm làm cho mỗi khoảnh khắc trong tựa game đều mang đầy xúc cảm, không chỉ thông qua những hoạt cảnh, những câu thoại mà còn qua những ẩn dụ xung quanh. Chúng tôi xin tổng hợp 5 tựa game tranh cử giải thưởng chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất năm tại The Game Awards 2018.
Octopath Traverler – Square Enix
Được phát triển bởi Square Enix, cộng tác với Acquire và được phát hành bởi Square Enix. Đây là một tựa game hành động nhập vai trên nền tảng Nintendo Switch theo thể thức “2D” trong môi trường 3D với nền tảng đồ họa HD khá đẹp mắt. Đây gần như là sự kết hợp giữa thể loại 16bit trên hệ máy Super NES được làm cho các nhân vật với môi trường lập thể và hiệu ứng đẹp mắt. Game xoay quanh hành trình của 8 nhân vật chính qua các vương quốc khác nhau. Mỗi người đều sở hữu cho mình một năng lực đặc biệt dùng để chiến đấu và tương tác với nhân vật phụ.
Điều khiến tựa game này được đánh giá cao về mặt nghệ thuật, không chỉ nằm ở mảng đồ họa kết hợp cũ – mới rất dễ thương, bắt mắt nhưng rất mới mẻ và tinh tế, mà còn nằm ở phần cốt truyện và những pha đối kháng rất kịch tính.
Return of the Obra Dinn - 3909 LLC
Được phát triển bởi 3909 LLC, một studio còn khá non trẻ, thế nhưng tựa game này lại mang đến nhiều hiệu ứng đặt biệt. Trước hết, đây là một tựa game giải đó do họa sĩ Lucas Pope sản xuất. Điểm đặt biệt là, thay vì sử dụng đồ họa kĩ xảo 3D chân thực, game đưa chúng ta vào một thế giới đồ họa đơn sắc 1 bit lấy cảm hứng từ các trò chơi ở hệ thống Macintosh cũ, khiến tựa game với nhiều ngươi, có thể sẽ mang đến sự nhàm chản, thế nhưng nó lại giúp cho tựa game mang đầy vẻ hoài cổ và ma mị.
Một điều nữa là ở cốt truyện của tựa game, khi bạn sẽ trong vai một nhân viên điều tra về một con tàu ma của Công Ty Đông Ấn mà trên đó, toàn bộ thủy thủ đoàn và hành khách đã tử nạn 1 cách bí ẩn. Nhân vật chính sẽ phải sử dụng đồng hồ vạn năng của mình để quay trở về thời điểm diễn ra cái chết nhằm tìm ra lý do, cách thức và địa điểm họ chết, đồng thời truy lùng kẻ sát nhân. Sự kết hợp giữa 2 yếu tố này đã nâng cao tính nghệ thuật của 2 tựa game, đồng thời khiến công cuộc khám phá thêm ly kì, hấp dẫn và đầy cảm xúc.
Assassin’s Creed Odyssey – Ubisoft Quebec
Sau khi đạt được nhiều thành công với phiên bản thứ 11 là Origins, Ubisoft tiếp tục nối dài những câu chuyện về dòng giống sát thủ với siêu phẩm mới nhất là Odyssey vừa mới ra mắt không lâu. Là phần thứ 12 trong suốt chiều dài series, game lấy bổi cảnh vào năm 431 trước công nguyên, với cốt truyện kể về một giai đoạn lịch sử giả tưởng trong cuộc chiến Peloponnesian giữa Athen và Sparta. Game đưa chúng ta vào nhân vật là Alexios – con trường của vua Leonidas I và Kassandra – một người em rơi của Alexious. Nhưng không may, họ lại nằm ở hai bên chiến tuyến dù mục đích chung đều là tái hợp gia đình. Phần thứ 12 được đánh giá là có những cải tiến khá đáng kể trong đồ họa, lối gameplay và phối phát triển nhân vật đa dạng hơn.
Xét về tính nghệ thuật, phải nói rằng game không chỉ hoa mỹ ở vẻ đẹp chân thực và sống động không chỉ ở cảnh vật, thiên nhiên, con người được khắc họa và hoàn thiện đến độ rất tinh xảo, mà còn nằm ở những pha hành động với các hoạt cảnh đâm chém rất sáng tạo, chi tiết và chân thực. Yếu tố này hòa cùng mạch cốt truyện được phát triển khá logic và có chiều sâu giúp yếu tố nghệ thuật của tựa game được đẩy lên cao hơn.
God Of War – SIE Santa Monica Studio.
Là một đối thủ nặng ký tranh giải các hạng mục của năm, God Of War không chỉ thỏa mãn các game thủ bởi lối chơi chặt chém vốn là niềm đam mê của hàng vạn game thủ, mà còn là nơi chúng ta được thỏa tầm mắt trong một thế giới của Thần Thoại Bắc Âu đẹp và cổ kính. Lấy bối cảnh khi Kratos về vườn sau 1 khoảng thời gian chiến dấu với các vị thần Athens, vợ hai của Kratos băng hà, và cả 2 bố con Kratos và Atreus cùng lên đường thực hiện di nguyện cuối cùng của Faye. Đây không chỉ là cuộc hành trình gian nan của 2 cha con với nhiều kẻ thù và chông gai, mà còn là một câu chuyện thấm đẫm tình phụ tử.
Điều khiến tựa game xứng đáng với danh hiệu này, trước hết nằm ở mảng đồ họa của tựa game. Quả thật, một thế giới trong thần thoại Bắc Âu được tái hiện cực kì sinh động và chi tiết, khiến người xem ngạc nhiên trước một thế giới ngỡ như trong mơ với các công trình kiến trúc cổ kính, những đại cảnh hoàng tráng, những sinh vật từ nhỏ đến hóa không lồ đều được xây dựng với tính nghệ thuật rất cao. Hòa vào yếu tố trên chính là mạch truyện trôi chảy và cực kì logic, khi luôn có sự kết nối giữa phần truyện trước và phần hiện tại, đồng thời khéo léo lồng ghép vào đó vẻ đẹp của tình cảm gia đình, tình phụ tử được thể hiện quà từng hành động, từng khoảnh khắc, từng hoạt cảnh phối hợp giữa Kratos và Atreus khiến gamer cảm thấy luôn dễ chịu dù GOW là sản phẩm mang thiên hướng khá bạo lực.
Red Dead Redemption 2 – Rockstar Studio.
Tựa game gần như phá đảo mọi bảng xếp hạng trên nhiều phương diện chính là đây – Red Dead Redemption 2. Kể từ khi ra mắt, game gần như càn quét mọi bản xếp hạng, leo lên và giữ chắc vị trí là tựa game có điểm số cao nhất và có đánh giá tích cực nhất. Game là câu chuyện dài về một băng đảng cướp bóc miền Viễn Tây là Van Der Linde dưới sự chỉ huy của Dutch cùng với tay súng Arthur Morgan tung hoành khắp miền viễn Tây. Không chỉ đơn thuần là những chuyến cướp bóc thành công, RDR2 còn là một hành trình dày đặc mùi khói súng từ những cuộc đấu căng thẳng, những mưu đồ giết chóc và cả những câu chuyện ẩn sau những con người trong băng đảng.
Đây là một tựa game mang đầy tính nghệ thuật từ phương diện cảnh quan đến cốt truyện sâu sắc. Trước hết, thế giới trong game có thể được coi là một thế giới sống, bởi tất cả các sự vật ở trong game sẽ luôn phát triển theo thời gian thực dù ở bất kỳ chỗ não. Tiếp theo đó là sự thành công trong việc xây dựng một thế giới viễn tây chân thực và đầy hoang dã, và xây dựng nên một nhân vật Arthur theo đúng phong cách chơi của bạn, hoặc là hào hùng nghĩa hiệp, hoặc là hung ác, xảo quyệt. Cuối cùng, một cốt truyện hay, hấp dẫn và ly kì cũng chính là một yếu tố góp phần thành công cho tựa game