Cho dù vật đổi sao dời, nhưng 4 vị tướng sau sẽ mãi trường tồn trong DOTA 2

Soái ca đu đủ  - Theo Trí Thức Trẻ | 01/06/2016 12:08 PM

Trong suốt 5 năm phát triển của DOTA 2, đã có biết bao nhiêu phiên bản mới ra mắt, đi kèm với đó là sự thay đổi cả về lối chơi, meta game cũng như danh sách các vị tướng thông dụng.

Gần như không có hero nào được coi là có chỗ đứng trong mọi giai đoạn. Thế nhưng, vẫn có một thiểu số, những vị tướng có thể coi là trường tồn với thời gian, khi chúng rất ít khi tỏ ra lỗi thời hoặc không theo kịp với phiên bản.

1. DarkSeer

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Darkseer luôn là một trong những hero, tuy có thể không phải là hot pick nhưng luôn cần thiết và hữu dụng với mọi đội tuyển nhờ vào bộ skill quá ổn định, hiệu quả nhưng không tỏ ra vượt trội so với các hero khác. Bằng chứng là rất ít khi Valve đụng tới hero này trong mỗi lần cập nhật phiên bản mới.

Với Iron Shell, Darkseer không khó để có thể trụ vững, thậm chí là đẩy lane và đì đọt các carry tay ngắn bên phía đối thủ, dù thường được pick ở vị trí offlane. Thêm vào đó, ngay cả khi gặp phải lane quá khó thì Darkseer cũng hoàn toàn có thể chọn giải pháp bỏ lane vào farm rừng một cách vô cùng thoải mái, với kỹ năng đặc biệt này.

Nhưng Iron Shell chỉ phát huy tác dụng tốt nhất ở giai đoạn đầu game. Về nửa sau trận đấu, chính combo Vacuum + Wall of Replicate mới làm nên thương hiệu của vị tướng này. Đặc biệt là Vacuum, khi nó sẽ giúp gom toàn bộ hero địch dính phải vào một vị trí, và đó cũng là thời cơ để các vị tướng kết hợp tốt với Darkseer như Magnus, Engima hay Earthshaker thi triển bộ skill tuyệt học của mình. Dễ chơi, hữu dụng trong combat, Darkseer chưa bao giờ là một lựa chọn lỗi thời.

2. Beastmaster

Cũng là một hero offlane như Darkseer, tuy không có khả năng farm và đẩy lane tốt ở giai đoạn early như người đồng nghiệp, nhưng Beastmaster lại được đánh giá cao hơn hẳn ở những phạm trù khác.

Đầu tiên, lợi ích về tầm nhìn mà Beastmaster mang lại từ SkyHawk là điều không phải bàn cãi. Thậm chí, chú chim dò đường này còn có thể được sử dụng làm công cụ rất tốt để phối hợp với những đồng đội đã có Boots of Travel.

Thêm vào đó, chú lợn của Beastmaster cũng có khả năng gây slow tương đối khó chịu, đồng thời giúp vị tướng này có thể farm rừng một chút ở giai đoạn đầu game tại các phiên bản trước. Còn kể từ khi Iron Talon được ra mắt, Beastmaster thậm chí hoàn toàn có thể jungle ngay từ những level đầu tiên.

Điểm đặc biệt nhất của Beastmaster phải kể đến combo Roar + kích hoạt Necronomicon, cộng thêm passive tới từ Inner Beast, Beastmaster có thể vô hiệu hóa đồng thời khóa cứng, thậm chí là tiêu diệt một đối thủ trong combat. Nên nhớ, BKB hoàn toàn không có tác dụng với Beastmaster. Chính vì thế, đây đang là hero trường tồn với thời gian về độ phổ biến.

3. Anti Mage

Là một hard carry hiếm hoi lọt vào bản danh sách này, Anti Mage tuy không thật sự quá thịnh hành và phổ biến trong một giai đoạn nào, nhưng nhìn chung, gần như chưa một giải đấu lớn nào trên thế giới mà hero này không có đôi lần xuất hiện. Vị tướng này có thể không phải là một cái tên hot trong các thời điểm nhất định, nhưng nhìn chung, đây là carry khá thông dụng kể cả trong đấu trường chuyên nghiệp lẫn những trận đấu pub.

Tuy hơi mỏng manh và yếu ớt ở giai đoạn đầu game, nhưng nhờ vào Blink thì để tiêu diệt Anti Mage cũng là một vấn đề nan giải. Sức mạnh của hero này chỉ thật sư bùng phát khi người chơi hoàn thiện xong Battle Fury, tất nhiên là không quá muộn.

Tốc độ farm của AM sẽ được cải thiện đáng kể, khi Blink đã giúp hắn tiết kiệm kha khá thời gian di chuyển. Có khả năng gây damage cực lớn, hút mana đầy khó chịu cũng như thích hợp để đi rat nhà, push trụ Anti Mage luôn là một trong những con bài chiến thuật đầy yêu thích của đa số các đội tuyển.

4. Earthshaker

Có thể coi Earthshaker là một hero khá đa năng cũng như cơ động, và chính vì những lý do trên, hero này thường xuyên xuất hiện trong mọi giai đoạn, bất chấp những thay đổi của meta game hay phiên bản.

Earthshaker thường được biết đến như một support hạng nặng, nhưng có một thời đây lại được coi là một trong những offlane sáng giá nhất. Thậm chí có đội tuyển còn mang chú bò đất ra mid, cũng như build theo hướng damage với việc max skill Enchant Totem cùng những item như Phase Boots, Daedalus, Shadow Blade.

Nhưng dù thi đấu ở bất kỳ vị trí nào, sức mạnh của Earthshaker cũng là điều không phải bàn cãi, khi Echo Slam vẫn được coi là một trong những ultimate có khả năng rampage, còn Fissure cực kỳ khó chịu nếu block được đường đối thủ.

Một combo hoàn chỉnh của Earthshaker trong điều kiện thuận lợi hoàn toàn có thể tiễn ít nhất 2 hero bên phía đối thủ lên bảng trong tình trạng bất tỉnh và vẫn chưa hiểu điều gì vừa xảy ra.