Chỉ một chút nữa thôi thì những tựa game kinh điển này đã không bao giờ tồn tại (phần 1)

Real Madrid  - Theo Helino | 01/11/2018 11:48 PM

Thông thường, một tựa game "bom tấn" sẽ mất nhiều năm để hoàn thiện và hàng trăm nhân sự để được ra đời, khiến chúng cực kỳ dễ gặp phải những vấn đề dẫn đến trì hoàn hay thậm chí hủy bỏ cả dự án.

Video game là một loại hình giải trí độc đáo về quy trình sản xuất và phát triển. Thông thường, một tựa game "bom tấn" sẽ mất nhiều năm để hoàn thiện và hàng trăm nhân sự để được ra đời, khiến chúng cực kỳ dễ gặp phải những vấn đề dẫn đến trì hoàn hay thậm chí hủy bỏ cả dự án. Tất nhiên những cái tên đình đám nhất cũng không thể tránh khỏi điều này, và có không ít những tựa game kinh điển suýt nữa đã chưa bao giờ tồn tại.

Grand Theft Auto

Chỉ một chút nữa thôi thì những tựa game kinh điển này đã không bao giờ tồn tại (phần 1) - Ảnh 1.

Hiện nay, "Grand Theft Auto" đang là một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất của ngành công nghiệp game, với doanh số mỗi phiên bản đều lên tới hàng chục triệu được tiêu thụ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, series này có một khởi đầu khá khiêm tốn, thậm chí suýt chút nữa còn không được phát hành. Phần game đầu tiên bị trì hoãn khá lâu khi mà nhà thiết kế và ban nội dung liên tục bất đồng quan điểm về định hướng phát triển thích hợp đối với "Grand Theft Auto". Điều này khiến cho nhà phát triển tại Mỹ có ý định "chôn" luôn game bởi một số cột mốc đã không kịp tiến độ đề ra. Rất may là nhờ thái độ kiên quyết của studio tại những buổi họp mặt hàng tuần, dự án này mới được tiếp tục triển khai, và chúng ta có một "GTA" huyền thoại như ngày nay.

FIFA

Chỉ một chút nữa thôi thì những tựa game kinh điển này đã không bao giờ tồn tại (phần 1) - Ảnh 2.

Mặc dù giờ đây nó là một hiện tượng toàn cầu, doanh số bán ra hàng chục triệu bản cho mỗi phiên bản mới hàng nằm, nhưng khi một studio ít tên tuổi ở London trình bày ý tưởng về "FIFA" với các sếp lớn EA tại Mỹ, họ đã rất lưỡng lự để bật đèn xanh cho dự án. Họ lo sợ rằng bóng đá là một môn thể thao quá phức tạp để có thể mô phỏng thành game, và không nghĩ là nó có đủ sức hút tại Mỹ để đem lại thành công về mặt thương mại. Khi được cho phép triển khai quá trình phát triển, "FIFA International Soccer" được cấp một khoản kinh phí rất thấp và luôn đứng trước nguy cơ bị hủy bỏ bất cứ lúc nào.

The Witcher 2: Assassins of Kings

Chỉ một chút nữa thôi thì những tựa game kinh điển này đã không bao giờ tồn tại (phần 1) - Ảnh 3.

CD Projekt đã trở thành một trong những nhà phát triển game nổi tiếng nhất trong kỷ nguyên hiện đại, nhưng từng có thời điểm studio này suýt phá sản trước khi cho ra đời "The Witcher 2" và phần tiếp theo xứng danh tuyệt tác sau đó. Vấn đề chính là chi phí phải trả cho Widescreen Games để đưa "The Witcher 2" lên nền tảng console. Cuối cùng CD Projekt phải hủy bỏ dự án và chịu chung thiệt hại với Widescreen, cộng với sự suy thoái của nền kinh tế vài tháng sau đó, cả công ty suýt nữa phá sản, buộc studio phải hủy bỏ những dự án sắp tới và cắt bớt nội dung của "The Witcher 2".

Fallout 3

Chỉ một chút nữa thôi thì những tựa game kinh điển này đã không bao giờ tồn tại (phần 1) - Ảnh 4.

Ban đầu, Black Isle Studios – đội ngũ đứng đằng sau "Fallout" và "Fallout 2" vẫn là những người chịu trách nhiệm phát triển "Fallout 3", sự khác biệt là phần game này được định hướng xây dựng trên một nền tảng phần cứng hiện đại hơn kèm theo mô hình và đồ họa 3D. Sau đó, nhà phát hành Interplay Entertainment bị phá sản và dự án đối mặt với nguy cơ hủy bỏ thực sự cho đến khi Bethesda vào cuộc mua bản quyền và tiếp quản "Fallout 3". Một vài thành viên của Black Isle Studios rời công ty cũ để lập nên Obsidian Entertainment, sau đó phát triển một phần game spin-off mang tên "Fallout: New Vegas".

Harvest Moon

Chỉ một chút nữa thôi thì những tựa game kinh điển này đã không bao giờ tồn tại (phần 1) - Ảnh 5.

"Harvest Moon" có một quá trình phát triển khá chông gai. Ý tưởng game mô phỏng nông trại là một mô típ hoàn toàn mới vào giữa thập niên 90, điều đó đồng nghĩa với việc studio phát triển không có cơ sở nghiên cứu mẫu nào cả. Game liên tục bị trì hoàn, nhưng vấn đề nan giải nhất xuất hiện 6 tháng sau khi bản chơi mẫu đầu tiên ra đời. Studio bị phá sản, chủ tịch công ty "mất tăm mất hơi", các đội ngũ phát triển bị phân tán. Cha đẻ của dự án Wada Yasuhiro thậm chí còn định bỏ mặc tất cả và tìm công việc mới, nhưng nhờ sự thuyết phục của hai đồng nghiệp, ông đã ở lại và tiếp tục hoàn thành "Harvest Moon". Quả là một quyết định không thể sáng suốt hơn!

(còn tiếp...)