[Chỉ có tại Nhật Bản] Đến xì hơi cũng trở thành một nét văn hóa

Andrew Anh  - Theo Helino | 12/10/2018 03:03 PM

Xì hơi, điều mà được rất nhiều con người trên thế giới không muốn nhắc tới, không muốn nó xảy ra và phải tìm cách giấu nó đi khi mình có “cơn”, nay trở thành một trong số những cuộc khảo sát hay ho của người Nhật Bản

Xì hơi, điều mà được rất nhiều con người trên thế giới không muốn nhắc tới, không muốn nó xảy ra và phải tìm cách giấu nó đi khi mình có “cơn”, nay trở thành một trong số những cuộc khảo sát hay ho của người Nhật Bản vừa qua. Tạm gác qua mùi khó chịu và hơi chút bất lịch sự, chúng ta cũng tìm hiểm về khảo sát đặt biệt này nhé.

[Chỉ có tại Nhật Bản] Đến xì hơi cũng trở thành một nét văn hóa - Ảnh 1.

Từ ngày xửa ngày xưa, nếu bạn là một nhân vật đủ giàu có trong xã hội Nhật Bản, bạn có thể thuê một người nhắc nhở bạn khi bạn “lỡ” xì hơi ở nơi công cộng. Tuy nhiên, giống như khi trở thành một ninja hay một samurai, thiên hướng này bị lãng quen vào cuối kỉ nguyên phong kiến của đất nước này. Và trong thời đại hiện đại và bình đẳng hơn, việc để ý đến chuyện điều chỉnh cách xì hơi của mình nay tùy thuộc vào nam giới, nữ giới và cả trẻ em.

Tuy nhiên, với một xã hôi Nhật Bản còn trọng lắm lễ nghi, nhiều người cảm thấy không thoải mái khi phát ra tiếng xì hơi vừa to vừa xấu hổ đó. Do vậy, người Nhật đã sản sinh ra một cách xì hơi có tên “Sukashippe”. “Sukashippe” trong Nhật ngữ là một trong những biểu cảm hữu dụng mà chẳng giáo viên nào dạy nó trong lớp, nhưng dịch sơ ra có nghĩa là “đánh rắm 1 cách nhẹ nhàng”. Điều nay có nghĩa là chúng ta sẽ phải kiểm soát cơn xì hơi, sao cho nó có thể phát ra một cách chậm chạp mà không gây ra những tiếng động nào, giống như câu “silent but deadly” (im lặng chết người) trong Tiếng Anh. Nhưng vẫn phải đi kèm 1 điều kiện nữa, đó là không để lại bất cứ mùi hôi nào khó chịu hơn tiếng đầy hơi.

Tuy nhiên, vì không bao giờ tạo ra âm thanh, nên rất khó để xác định một người xì hơi kín bao nhiêu lần mỗi ngày. Do vậy, một trang web khảo sát có tên Shirabee đã thăm dò 1354 người ở Nhật Bản trong độ tuổi từ 20 đến 69, về thói quen xì hơi kín của họ. Kết quả thật bất ngờ. Hóa ra điều này lại khá phỏ biến với hơn một nữa số đàn ông và phụ nữ thừa nhận thỉnh thoảng cũng hay xì hơi kín.

Nếu chia theo năm mức độ từ thường xuyên đến hiếm khi làm trên cả nam và nữ với mức tương đương, ta có kết quả như sau

Mức độ: Thường làm – Thường làm nhưng ít hơn – Thỉnh thoảng – Không thường xuyên – Hiếm khi làm

Nam giới: 10% - 13.2% - 27.6% - 22% - 27.2%

Nữ giới: 8.4% - 14.5% - 28.2% - 23.8% - 25.1%

[Chỉ có tại Nhật Bản] Đến xì hơi cũng trở thành một nét văn hóa - Ảnh 2.

Thật ngạc khiên khi tỉ lệ này giữa nam và ngữ không lệch nhau nhiều cho lắm. Tuy nhiên kết quả này vẫn chưa chính xác vì nam giới chiếm đa số, thêm vào đó, bạn cũng không thể nói là làm điều đó thường xuyên nếu bạn chẳng bao giờ có ý định xi hơi cả. Nhưng nhìn chung, không có một sự phân biệt giới tính nào trong việc xì hơi kín. Mặt khác, nếu nhìn vào dữ liệu được sắp xếp theo độ tuổi, Shirabee tiếp tục công bố những con số thú vị hơn xoay quanh những người thường xuyên làm xì hơi kín.

Tuổi 20 – 29 30 – 39 40 – 49 50 – 59 60 – 69

Nam giới 36.3% 24.6% 24.1% 20.3% 10.4%

Nữ giới 35.8% 27.1% 22.4% 16.9% 13%

[Chỉ có tại Nhật Bản] Đến xì hơi cũng trở thành một nét văn hóa - Ảnh 3.

Một lần nữa, vẫn không có quá nhiều khác biệt giữa nam giới và nữ giới, nhưng nhìn chung, con số này có chiều hướng giảm đi khi người được phỏng vấn trở nên già đi. Như đã thảo luận ở trên, kết quả này chỉ mang tính chất khá chung chung. Tuy nhiên, sau nhiều năm phải kìm nén cơn xì hơi trong trường hay nơi làm việc, một khi con người đã tới tuổi nghỉ hưu, thì họ sẽ cảm thấy mệt mỏi khi cứ phải giả vờ như vậy. Cho nên, vớt một tương lai mà số người già dần tăng lên theo năm tháng, có lẽ Nhật Bản tương đẹp sẽ trở thành một nơi ồn ào của tiếng xì hơi phát ra mọi chỗ.